TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

THÔNG TIN CÁ NHÂN

TS. Nguyễn Thị Huyền Trang

Hướng nghiên cứu: Trầm tích và Địa chất biển

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 2012 – nay

Chức vụ: Giảng viên

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn trầm tích và địa chất biển, P.606, nhà T5,334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: nguyentrang181@gmail.com

Điện thoại: 02435587059

Chi Trang

Hướng nghiên cứu chính

1. Trầm tích tầng mặt vùng cửa sông và biển nông ven bờ

        Trong các đề tài, dự án nghiên cứu, điều tra về địa chất khoáng sản biển, nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt thường được đặt ra đầu tiên. Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt là tiền đề để xác định ranh giới địa chất tầng nông, đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn cũng như đánh giá nguy cơ ô nhiễm môi trường biển…

Đề tài đã tham gia:

        – “Điều tra, đánh giá, tích hợp và dự báo biến động điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường, tai biến thiên nhiên các vùng biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận phục vụ phát triển kinh tế biển” do ĐHQGHN chủ trì.

        – “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1/100.000 và một số vùng trọng điểm” do Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển (nay là Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc) chủ trì;

2. Đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long

        Lịch sử hình thành và phát triển của châu thổ gắn liền với lịch sử phát triển trầm tích cấu thành châu thổ trong Holocen trong mối quan hệ với dao động mực nước biển và chuyển động kiến tạo. Nghiên cứu lịch sử phát triển trầm tích mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần đề xuất được các giải pháp bảo vệ châu thổ trong tương lai.

Đề tài đã và đang tham gia:

        – “Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen phục vụ phát triển bền vững” đề tài cấp nhà nước, Mã số KC.09.13/11-15

        – “Nghiên cứu diễn biến và dự báo xu thế biến động các địa hệ khu vực ven biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy từ Holocen đến nay” đề tài cấp nhà nước, Mã số KC.09.13/16-20

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

  • Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Tuyến, 2018. Tiến hóa các hệ thống cồn cát và vai trò của chúng đối với lịch sử bồi tụ châu thổ sông Mê kong trong Holocen muộn. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, tập 34, số 2, 2018. Trang 59-73
  • Trần Nghi, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Thái, Lê Viết Chuẩn, Nguyễn Hoàng Long, 2017.Đặc điểm tướng đá-cổ địa lý Pleistocen muộn – Holocen khu vực cửa sông Ba Lạt. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Số 1, 2017, tr23-34
  • Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, 2016. Đặc điểm tướng trầm tích Pleistocen muộn – Holocen đới bờ châu thổ sông Mê Công. VNU Journal of Science, Earth and environmental sciences. Vol.32, No.2S, 2016. ISSN 0866-8612. P69-80
  • Trần Thị Thanh Nhàn, Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Đình Thái, 2016. Tiến hóa trầm tích tầng mặt thềm lục địa khu vực Hà Tĩnh – Quảng Nam (60-100 m nước) trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển. VNU journal of science, Earth and Environmental science. Vol.32, No.2S, 2016. ISSN 0866-8612. P109-120
  • Trần Nghi, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Nguyên, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Huyền Trang, 2016. Đường bờ cổ và ranh giới chéo các miền hệ thống trầm tích Pleistocen muộn-Holocen khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 360, 10/2016. P72-85
  • Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Nguyên , Phạm Nguyễn Hà Vũ, Nguyễn Đình Thái, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Huyền Trang, 2015. Đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt vùng châu thổ ngầm sông Mê Công. Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 3(11-12/2015), tr. 59-62
  • TranNghi, Dinh Xuan Thanh, Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Thi Huyen Trang, Nguyen Dinh Nguyen, Nguyen Dinh Thai, Giap Thi Kim Chi, Nguyen Van Kieu, 2011. An analasis of the relationship between sequence stratigraphy, lithofacies and Cenozoic depositional cycles of the Red river basin. Journal of Science, earth sciences. Vol 27, No.1S.2011. Page: 1-10.
  • Tran Nghi,  Nguyen Dich Dy, Doan Dinh Lam, Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh Thai, Tran Thi Thanh Nhan,  Giap Thi Kim Chi, Nguyen Thi Huyen Trang, 2010. Evolution of holocene depositional environments in the coastal area from the Tien river to the Hau river mouths. VNU Journal of Science, Earth Sciences. Vol 26, No.4 (E.S), 2010, Page:  185-201.