Trầm tích và Địa chất biển

1. Tầm nhìn

Xây dựng Bộ môn thành cơ sở xuất sắc tại Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu khoa học về trầm tích và địa chất biển.

 

2. Chiến lược phát triển

Phát triển Bộ môn xuất phát từ tình hình thực tế của Bộ môn, bám sát yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Khoa và Nhà trường và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước về điều tra – nghiên cứu trầm tích và địa chất biển; hợp tác quốc tế song phương và đa phương, tiệm cận chuẩn quốc tế.

 

3. Mục tiêu

  • Về Đào tạo: tiếp tục duy trì và phát triển Bộ môn theo hướng vững mạnh về giảng dạy đại học và sau đại học với các chuyên ngành trầm tích, trầm tích luận, trầm tích – địa chất Đệ tứ, địa chất biển, địa vật lý biển, tiến hóa bồn trầm tích, kiến tạo – địa động lực.
  • Về Nghiên cứu: kế thừa và phát huy hơn nữa các hướng nghiên cứu mũi nhọn của Bộ môn: trầm tích, địa chất biển, tiến hóa bồn trầm tích; phối kết hợp có hiệu quả với các đơn vị / phòng thí nghiệm khác trong khoa trong nghiên cứu khoa học; gia tăng số lượng công bố, đặc biệt là công bố quốc tế.
  • Về hợp tác Quốc tế: tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế, tiến tới nâng cao hơn nữa uy tín của Bộ môn, tạo ra bản sắc riêng trong số các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong cả nước.

– Trong năm 2020: tất cả cán bộ BM đều đạt học vị tiến sĩ; trong 5 năm tới có thêm 1-2 cán bộ đạt chuẩn học vị PGS;

 

4. Nhiệm vụ trọng tâm

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

  • Khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các cán bộ đang là nghiên cứu sinh hoàn thành luận án, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ của Khoa và Trường; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ mới bảo vệ tiến sĩ đi thực tập sau tiến sĩ ở nước ngoài, tham gia các khóa đào tạo dài ngày, theo Chương trình mới của nhà nước; Tạo điều kiện để các cán bộ đáp ứng nhanh hơn các điều kiện cứng để được công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS.
  • Bổ sung thêm nhân lực bộ môn thông qua tuyển dụng cán cán bộ trẻ, chuyên môn vững; mời thêm các nhà khoa học đã thành danh ở các cơ sở ngoài cùng tham gia công tác giảng dạy và hợp tác nghiên cứu;

Công tác đào tạo Đại học và Sau đại học

  • Phân công hợp lý nhân lực tham gia giảng dạy các học phần đại học, đảm bảo các cán bộ trẻ từng bước tiếp cận và làm chủ học phần;
  • Khuyến khích giảng viên thường xuyên cập nhật và điều chỉnh nội dung học phần cho phù hợp với chương trình đào tạo; khuyến khích hoạt động thực hành – thực tế; thu hút người học bằng cách khuyến khích sinh viên làm khóa luận tham gia các đề tài trong bộ môn đang triển khai;
  • Phát hiện sớm các sinh viên giỏi và khuyến khích, định hướng, bồi dưỡng sinh viên sớm tham gia vào công tác nghiên cứu của bộ môn;
  • Tổ chức hội thảo khoa học định kỳ cho các nghiên cứu sinh để trao đổi học thuật, nâng cao chất lượng và thúc đẩy tiến độ hoàn thành luận án;
  • Phân công cán bộ trẻ tham gia trợ giảng các học phần sau đại học để từng bước được kèm cặp, lĩnh hội kinh nghiệm và kiến thức.
  • Khuyến khích, tạo điều kiện phù hợp để nghiên cứu sinh sớm công bố nghiên cứu trên tạp chí quốc tế để đạt điều kiện được bảo vệ luận án.

 Nghiên cứu khoa học

  • Dựa trên lợi thế sẵn có của Bộ môn, tích cực đề xuất, tham gia tuyển chọn và giành hợp đồng triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; tích cực tìm kiếm và ký kết hợp đồng dịch vụ nghiên cứu với các đối tác truyền thống của bộ môn.
  • Kết hợp có hiệu quả hệ thống trang thiết bị của Bộ môn được phân công quảm lý, các hệ thống phương pháp nghiên cứu đã được định hình về trầm tích của Bộ môn với các tramg thiết bị, hệ phương pháp của nghiên cứu Biển Hồ đang theo đuổi, để hình thành nên các cách tiếp cận đa chiều hơn trong nghiên cứu trầm tích của bộ môn trong tương lai;
  • Các thiết bị hiện tại của Bộ môn quản lý cũng như các thiết bị dùng chung trong khoa sẽ dần tiêu hao theo thời gian. Chủ động chuẩn bị sẵn các phương án về nhu cầu thiết bị mới;
  • Tích cực tìm kiếm và đẩy mạnh hơn hướng nghiên cứu địa chất biển; đẩy mạnh tham gia hơn nữa vào các dự án điều tra khảo sát tài nguyên khoáng sản biển trong đó có hydrat;
  • Mở rộng thêm hướng nghiên cứu bộ môn cho phù hợp với tình hình mới; tích cực đề xuất đề tài từ quỹ NAFOSTED ;

Hợp tác quốc tế

  • Mở rộng và tăng cường hợp tác trong nước và Quốc tế với các đơn vị điều tra – nghiên cứu Biển, các đơn vị tìm kiếm và thăm dò khoáng sản Biển.
  • Phát triển hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong nghiên cứu về trầm tích và địa chất biển; trong đó trú trọng đến các đối tác Đài Loan, Mỹ và Đức; tích cực đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực bộ môn thông qua hợp tác quốc tế.
  • Tích cực, chủ động đáp ứng các mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của Khoa và Trường.

 

5. Lãnh đạo bộ môn qua từng thời kỳ

  • GS.TS. Trần Nghi
  • PGS.TS. Đỗ Thị Vân Thanh
  • PGS.TS. Đặng Mai

 

6. Nhân lực bộ môn

TS. Nguyễn Văn Hướng PGS.TS. Đinh Xuân Thành TS. Trần Thị Thanh Nhàn

TS. Nguyễn Thị Huyền Trang

TS. Trần Thị Dung

 

 

7. Địa chỉ liên hệ:

Bộ môn Trầm tích và Địa chất Biển

Địa chỉ: Phòng 606 nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại:

Email: