Địa chất, Địa kỹ thuật & GTTB

Thông tin liên hệ

Cán bộ phụ trách:

– TS. Dương Thị Toan

– TS. Trần Thị Lựu

Liên hệ:

Địa chỉ: Phòng 301, 302, Nhà T2 – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: duongtoan109@gmail.com; duongtoan@hus.edu.vn

Điện thoại: 093 454 3261

Giới thiệu chung về phòng thí nghiệm:

        Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật bộ môn Địa kỹ thuật và phát triển hạ tầng, Khoa Địa chất được thành lập từ năm 2016, và được phát triển bổ sung thêm một số thiết bị dựa trên cơ sở đầu tư từ các dự án trọng điểm của Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2012. Hệ thống các thiết bị bao gồm cả các thí nghiệm trong phòng và hiện trường phục vụ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng theo hướng Địa kỹ thuật cơ bản (P 301, T2) và một số thí nghiệm chuyên sâu phục vụ nghiên cứu Địa kỹ thuật và giảm thiểu tai biến địa chất (P 302 T2). Các thiết bị thí nghiệm trong phòng bao gồm hệ thống thiết bị để xác định đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý của đất, và một số thiết bị cơ bản cho xác định tính chất cơ bản của đá (nén đá); hệ thống thiết bị 3 trục rung động, máy cắt phẳng, cắt xoay, thấm và dàn máy nén một trục. Thí nghiệm hiện trường có một số thiết bị như thiết bị khoan, cắt cánh, xuyên tĩnh…

 

Hệ thống thiết bị chính

  • Hệ thống đo 3 trục rung động  (Model: 31- WF 7005, Controls/Wykeham – Pháp) phân tích tính nén và cắt ba trục của đất

  • Thiết bị cắt phẳng xác định khả năng kháng cắt dư  (Autoshear 27- WF2160, Controls/Wykeham – Pháp)

  • Thiết bị cắt xoay phẳng kiểu Bromhead  (Model: 27-WF2202, Controls/Wykeham – Pháp)

  • Bộ xác định hệ số thấm bằng cột áp thay đổi và không đổi (Model: S248, Matest – Italia)

  • Thiết bị xác định thành phần hạt bằng phương pháp tỷ trọng kế (Model: S155-KIT, Matest – Italia)

  • Máy đầm nén Proctor/cbr tự động (Model: S199, Hãng sản xuất: Matest – Italia)

  • Thiết bị thử module đàn hồi của mẫu đá trong thí nghiệm nén 1 trục và 3 trục  (A150N, Matest – Italia)

  • Thiết bị xuyên tĩnh hệ độc lập (Geomil)

  • Thiết bị cắt cánh hiện trường (Eijkelkamp)

 

Các lĩnh vực ứng dụng

  • Địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng: Đánh giá điều kiện địa chất công trình – Địa chất thủy văn, đặc điểm nền đất đá, đặc điểm tính chất cơ lý đất đá, phân vùng loại nền đất, phân vùng đất yếu phục vụ quy hoạch xây dựng và phát triển hạ tầng, đề xuất các phương hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý không gian mặt đất và không gian ngầm. Đối với không gian ngầm, các chuyên gia của Khoa Địa chất đã nghiên cứu và đánh giá cấu trúc nền địa chất đô thị, để định hướng quy hoạch, quản lý sử dụng và khai thác không gian ngầm đô thị Hà Nội. Các kết quả đã phục vụ tốt cho sự phát triển công trình ngầm của thủ đô.
  • Địa kỹ thuật phục vụ xây dựng hạ tầng: phục vụ lựa chọn phương án móng, phương án thi công, cải tạo nền đất, thiết kế hạ tầng công trình.
  • Địa kỹ thuật phục vụ nghiên cứu tai biến địa chất: phân tích tính chất cơ lý của đất đá, đánh giá điều kiện địa chất công trình – địa chất thủy văn, tính toán và phân tích các yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi tính chất cơ lý của đất đá, thay đổi mực nước ngầm, áp lực nước lỗ rỗng, từ đó giá hiện trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp phòng chống tai biến như tai biến trượt lở, xói lở bờ sông – bờ biển; xâm nhập mặt, sụt lún mặt đất. Khoa Địa chất đã thực hiện thành công các dự án và đề tài quốc tế, nhà nước và các cấp khác nhau về đánh giá và dự báo rủi ro các tai biến trượt lở, lũ quyét – lũ bùn đá tại Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Nam; dự báo nguy cơ xói lở bờ biển Hải Phòng – Nam Định, sạt lở bờ sông Hồng khu vực Hà Nội, xâm nhập mặn ven biển ven biển Bắc Bộ; lập các bản đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương ở vùng ven biển, miền núi và đô thị. Các kết quả này là cơ sở quan trọng cho đề xuất các giải pháp giảm thiểu và quy hoạch sử dụng đất bền vững.
  • Địa kỹ thuật phục vụ cải tiến vật liệu mới cho xây dựng và phòng chống tai biến: Các nghiên cứu và thử nghiệm trong việc cải tiến vật liệu được tiến hành và kiểm tra bằng các thí nghiệm địa kỹ thuật giúp đánh giá tính khả thi và ứng dụng trong xây dựng và phòng chống tai biến.
  • Địa kỹ thuật phục vụ quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu thường trực Địa kỹ thuật – môi trường: Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật phục vụ cơ sở cho xây dựng mạng lưới quan trắc địa kỹ thuật – môi trường . Các chuyên gia của Khoa đã triển khai các đề tài xây dựng hệ thống quan trắc Địa kỹ thuật phục vụ đánh giá ổn định đê biển khu vực Hải Hậu, Nam định; quan trắc Địa kỹ thuật – môi trường đới động ven sông Hồng khu vực Hà Nội; quan trắc ảnh hưởng mưa đến trượt lở ở khu vực Hà Giang, Quảng Nam.

Một số đề tài dự án đã/đang triển khai sử dụng thiết bị thí nghiệm phòng Địa kỹ thuật trong những năm gần đây

 1. Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và tương đương

  •  Chương trình SRV-07/056 Tăng cường Năng lực Giảm thiểu và Thích ứng với Địa tai biến Liên quan đến Môi trường và Phát triển Năng lượng ở Việt Nam. Đề tài hợp tác Nauy – ĐHQGHN.
  • Nghiên cứu tương tác hóa lý và biến dạng nền đất do xâm nhập mặn trong trầm tích Holocene vùng đồng bằng Sông Hồng phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng ven biển. Đề tài Nafosted (Bộ KH&CN). Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Trực.
  • Nghiên cứu cơ chế quá trình phá hủy bờ sông Hồng khu vực Hà Nội do chế độ thủy động lực của sông trong mùa mưa phục vụ việc bảo vệ bờ sông và phát triển bền vững vùng ven sông. Đề tài Mã số 105.08-2015.24 (Nafosted). Chủ nhiệm đề tài TS. Dương Thị Toan.
  • Nghiên cứu dự báo nguy cơ tai biến trượt lở mái dốc dọc các tuyến giao thông trọng điểm miền núi tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp ứng phó”, mã số ĐTĐL.CN-23/17. Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Đỗ Minh Đức

2. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ và tương đương

  •  Chuẩn hóa các kết quả nghiên cứu về Địa kỹ thuật – Môi trường Tp. Hà Nội phục vụ công tác quản lý tài nguyên, quy hoạch, xây dựng và sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Mã số: 01C – 04. Đề tài Cấp thành phố Hà Nội, chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Trần Mạnh Liểu

Một số công trình nghiên cứu sử dụng thiết bị thí nghiệm phòng Địa kỹ thuật trong những năm gần đây:

1. Bài báo ISI/SCOPUS, Sách xuất bản quốc tế

  • Duc, D.M. Chapter: TXT-tool 4.084-1.1 soil slope stability analysis (Book Chapter) In book: Landslide Dynamics: ISDR-ICL Landslide Interactive Teaching
  • Duc, D.M., Nhuan, M.T., Quy, T.D., Lieu, T.M. Chapter: TXT-tool 4.084-1.2 landslide vulnerability assessment: A case study of Backan Town, Northeast Vietnam (Book Chapter)  In book: Landslide Dynamics: ISDR-ICL Landslide Interactive Teaching
  • Le, Q.H., Van Nguyen, T.H., Do, M.D., (…), Nguyen, H.K., Luu, T.B. Tools Chapter: XT-tool 1.084-3.1 Landslide susceptibility mapping at a regional scale in Vietnam (Book Chapter) In book: Landslide Dynamics: ISDR-ICL Landslide Interactive Teaching

2. Bài báo đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế

  • Tran Manh Lieu, Nguyen Ngoc Truc, Duong Thi Toan, Tran Thi Luu. Urban Geotechnics System and Environmental Geotechnics Problems. Proceeding of International Symposium Hanoi Geoengineering 2016: Energy and Sustainability: ISBN 978-604-62-6630-3. Tháng 10/2016, Hà Nội
  • Nguyen Ngoc Truc, Nguyen Trong Van, Mihova L.A. Saline intrusion in the red river delta and the variation of geotechnial properties of clayer soil in saline conditions. VIETGEO 2016, Geological and Geotechnical Engineering In Response To Climate Change And Sustainable Development Of Infrastructure. ISBN 978-604-62-6726-3. Tháng 11/2016, Hạ Long.
  • Do Minh Duc, Duong Thi Toan, Nguyen Manh Hieu. Do Minh Duc, Duong Thi Toan, Nguyen Manh Hieu. VIETGEO 2016, Geological and Geotechnical Engineering In Response To Climate Change And Sustainable Development Of Infrastructure. ISBN 978-604-62-6726-3. Tháng 11/2016, Hạ Long.
  • Nguyen Ngoc Truc. Consolidation properties of cohesive soils in the Red river delta in salt-affected conditions. SGEM 2017 (ISSN 1314-2704). DOI 10.5593/SGEM_GeoConference
  • Duong Thi Toan, Ngo Hong Hue. Effects of fine particles and water content on shear strength of riverbank stability, a case study in Red riverbank in Hanoi area, Vietnam. Proceedings of the 4th International Conference Vietgeo 2018: Geological and Geotechnical Engineering in Response to Climate Change and Sustainable Development of Infrastructure; pp 62-70
  • Duong Thi Toan. Effects of Hydraulic conductivity on the riverbank stability. Proceedings of the 4th International Conference Vietgeo 2018: Geological and Geotechnical Engineering in Response to Climate Change and Sustainable Development of Infrastructure; pp 570-578
  • Duong Thi Toan, Nguyen Chau Lan. Characteristics of Soil Grain Size and Critical Erosion Velocity InRed River Bank, Hanoi Area. Proceeding of International Symposium Hanoi Geoengineering 21 October 2016, Vietnam National University Press, Hanoi, ISBN 978-604-62-6630-3, 43-48.
  • Duong Thi Toan, Do Thi Kim Oanh, Assessment groundwater pollution potential due to waste landfill leachate: a case study of dai dong waste landfill site, van lam district hung yen province. Proceeding of The 3rd Internatioal Conference Vietgeo 2016 “Geological and geotechnical engineering in response to climate change and sustainable development of infrastructure”
  • Duong Thi Toan. Effects of properties of unsaturated soil on riverbank stability. Proceeding of Internatioal Conference Hanoigeo 2015. ISBN 978-604-913-418-0; pp 277-284

3. Các bài báo trong nước

  • Trần Mạnh Liểu; Nguyễn Quang Huy; Trương Văn Thịnh; Bùi Bảo Trung; Nguyễn Trọng Thức; Nguyễn Văn Thương; Thái Hồng Anh. Phân vùng định lượng mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình – địa kỹ thuật phục vụ xây dựng hạ tầng đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Tạp chí Địa kỹ thuật, số 1.2016, ISSN – 0868 – 279X, Tr 38-45.
  • Trần Mạnh Liểu, Tăng Tự Chiến, Nguyễn Văn Thương. Nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng động học của đất nền khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội. Tạp chí Địa kỹ thuật, số 4 năm 2017
  • Nguyễn Ngọc Trực, Trần Mạnh Liểu, Đỗ Minh Đức. Biến dạng lún của đất dính nhiễm mặn vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Địa kỹ thuật, số 4.2016, ISSN – 0868 – 279X.
  • Đào Minh Đức, Hoàng Hải Yến, Nguyễn Khắc Hoàng Giang, Đinh Thị Quỳnh, Đỗ Minh Đức. Lựa chọn áp lực cố kết và tốc độ cắt phù hợp trong thí nghiệm cắt xoay nhằm xác định sức kháng cắt dư cho đất sườn tích trên khu vực khối trượt lớn. Bài báo đăng trên tuyển tập của « HỘI NGHỊ CƠ HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC  HỘI CƠ HỌC VIỆT NAM LẦN VIII « Hà Nội, 8-9/12/2017
  • Nguyen Ngoc Truc, et al., 2017. Assessment of Engineering Geology conditions for Mapping of Landslide Study in Nam Dan Commune, Northwest Province of Ha Giang, Vietnam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 4/2017
  • Nguyễn Ngọc Trực, Vũ Việt Đức. Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến xâm nhập mặn hệ thống sông phía nam đồng bằng sông hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ địa chất, số 3/2017
  • Nguyễn Ngọc Trực, Trương Văn Thịnh, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Thảo Ly. Hiện trạng và khả năng dễ bị tổn thương do nhiễm mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 2 (2017) 1-10.
  • Dương Thị Toan, Phạm Ngọc Ánh. Mô phỏng sự ảnh hưởng của tính chất đất đến quá trình lan truyền chất ô nhiễm xuống nước ngầm của các bãi rác khu vực nông thôn, lấy ví dụ một số bãi rác khu vực giao thủy, nam định. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 1,2/2018(trang 36-46)
  • Dương Thị Toan, Nguyễn Việt Hà. Nghiên cứu hiện trạng và nguyên nhân sạt lở bờ phải sông Hồng đoạn Ba vì – Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 2/2017 trang 43-54; ISSN 1859-1566.
  • Dương Thị Toan. Phân tích sự ảnh hưởng của tính chất đất đến ổn định
    bờ sông Cầu, tỉnh Bắc Kạn trong mùa mưa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3 (2016) 70-81
  • Dương Thị Toan. Đặc điểm sức hút dính của một số loại đất bờ sông Hồng khu vực Hà Nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 9-18
  • Duong Thi Toan, Do Minh Duc. Characteristic of unsaturated soil in the Cau river bank, Bac Kan province. VNU Journal of Science, Earth Sciences 27, No 1S (2011), 134-141.