PGS. TS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG

THÔNG TIN CÁ NHÂN

PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương 

Hướng nghiên cứu: Đặc điểm các đá magma, Giá trị sử dụng các tài nguyên địa chất, Khí radon trong môi trường không khí

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 2006 – nay

Chức vụ: Giảng viên

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học và Công nghệ Địa chất, P.614, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: duongnt_minerals@vnu.edu.vn, vhtduong@gmail.com

Điện thoại: 0912.109.555

Website: EOS Geosciences Research Group – http://eosvnu.net/

chi duongb2

Công trình tiêu biểu

1. Đặc điểm các đá magma và có nguồn gốc magma

        Nghiên cứu đặc điểm về thành phần thạch học, khoáng vật và địa hóa các đá có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận dạng các loại đá, xác định được sự hình thành của chúng trong các môi trường và bối cảnh lịch sử địa chất riêng biệt, đặc biệt là có thể liên quan đến nhiều loại khoáng sản có giá trị. Ví dụ như các đá siêu mafic và mafic ở Việt Nam, mặc dù phân bố không nhiều, nhưng lại có tiềm năng chứa nhiều loại khoáng sản như chromit, asbet, bentonit ở Núi Nưa (Thanh Hóa), đồng – niken ở Suối Củn (Cao Bằng),…

2. Giá trị sử dụng các tài nguyên địa chất (di sản địa chất)

        Hướng nghiên cứu áp dụng đối với các thành tạo địa chất xuất lộ trên bề mặt Trái đất không hoặc ít có tiềm năng tồn tại các loại tài nguyên được khai thác phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp; hoặc đối với các thành tạo địa chất được định hướng sử dụng ‘phi khoáng sản’. Chẳng hạn như các đá basalt dạng cột ở Tây Nguyên và nam trung bộ, chứa đựng nhiều thông tin có ý nghĩa trong việc đánh dấu các pha phun trào dung thể basalt lớn nhất khu vực Đông Nam Á và có tiềm năng được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, các thành tạo basalt dạng cột này lại xuất lộ dưới dạng các cảnh quan kỳ vĩ, ví dụ như hệ thống basalt dạng cột ở cụm thác Dray Nur – Dray Sap ở Buôn Ma Thuột, ghềnh đá đĩa ở Phú Yên, Khánh Hòa. Các thành tạo basalt này sẽ mang lại giá trị sử dụng phi khoáng sản cao hơn nhiều giá trị sử dụng khoáng sản, chưa kể đến sự bảo tồn các thành tạo địa chất cho thế hệ mai sau, một trong những tiêu chí quan trọng của cơ sở phát triển bền vững.

 

Kết quả đánh giá giá trị các điểm di sản tại khu vực bờ biển từ Bình Thuận – Ninh Thuận dựa vào giá trị khoa học (lam); tiềm năng cho giáo dục (đỏ); tiềm năng cho du lịch (lục); và nguy cơ bị phá hủy (vàng)

3. Khí phóng xạ radon trong môi trường không khí

        Trong số các nguồn bức xạ chiếu đến con người, bức xạ từ các đồng vị phóng xạ radon, sản phẩm phân rã duy nhất tồn tại ở trạng thái khí trong dãy đồng vị phóng xạ từ các nguyên tố đứng đầu các dãy đồng vị phóng xạ uranium (238U), thorium (232Th) và actinium (235U), được xem là nguồn gây ra liều phóng xạ lớn nhất và chiếm trên 50% tổng lượng bức xạ tự nhiên lên cơ thể sống hàng năm (UNSCEAR, 2000). Các đồng vị phóng xạ radon, bao gồm 222Rn, 220Rn và 219Rn, là sản phẩm phân rã tương ứng với các nguyên tố phóng xạ trên , tồn tại ở trạng thái khí, nên dễ dàng đi vào cơ thể con người qua đường hô hấp và gây ra tác động chiếu xạ từ bên trong. Theo hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA), phóng xạ radon là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư (ung thư máu, ung thư phổi và bạch huyết), đứng thứ hai sau khói thuốc lá. Radon có thể tồn tại và khuyếch tán trong nhiều vật liệu có thành phần và tính chất khác nhau, nhưng đặc biệt tập trung với nồng độ cao trong vật liệu có tính xốp như đất khô, và có khả năng tích tụ lại trong các không gian kín (như nhà ở, hang động, hầm lò,…). Một số nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra rằng, khí phóng xạ radon có khả năng tập trung với nồng độ cao đến rất cao trong môi trường không khí các loại nhà được xây dựng trực tiếp từ đất, đá thô. Hiện nay, các loại nhà kiểu này (ví dụ như nhà trình tường) tương đối phổ biến ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Do vậy, hướng nghiên cứu về khí radon trong môi trường không khí, đặc biệt là nhà ở, rất có ý nghĩa đối với chất lượng cuộc sống của người dân sinh sống trong môi trường có nồng độ phóng xạ lớn.

Mô hình nhà trình tường truyền thống của đồng bào sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (trái) và sự phân bố nồng độ khí thoron (Rn-220) (phải) rất cao tại khu vực kê giường ngủ (phần tô màu cam trên mô hình nhà)

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

  • Nguyễn Thuỳ Dương, Hoàng Thị Minh Thảo, 2014. Đặc điểm quá trình serpentin hoá các đá siêu mafic khối Núi Nưa, tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2S (2014) 192-201. ISSN 0866-8612.
  • Nguyễn Thùy Dương, Trần Tuấn Anh, 2014. Quản lý tài nguyên khoáng sản bằng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Tạp chí các khoa học về Trái đất, tập 36, số 3 (2014), 204-213. https://doi.org/10.15625/0866-7187/36/3/5903.
  • Nguyen Ngoc Khoi, Christoph A. Hauzenberger, Duong Anh Tuan, Tobias Hager, Nguyen Van Nam, Nguyen Thuy Duong, 2016. Mineralogy and petrology of gneiss hosted corundum deposits from the Day Nui Con Voi metamorphic range, Ailao Shan-Red River shear zone (North Vietnam). Jb. Miner. Abh. (J. Min. Geochem.) 193/2 (2016), 161-181. http://dx.doi.org/10.1127/njma/2016/0300.
  • Ta Hoa Phuong, Nguyen-Thuy Duong, Truong Quang Hai, Bui Van Dong, 2017. Evaluation of the geological heritage of the Dray Nur and Dray Sap waterfalls in the Central Highlands of Vietnam. Geoheritage (2017) 9: 49.. DOI: 10.1007/s12371-016-0176-1.
  • Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Văn Hướng, Arndt Schimmelmann, 2016. Hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 32, số 2S, 131-139.
  • Nguyễn-Ánh N, Nguyễn-Thùy D, Schimmelmann A, Nguyễn-Văn H, Tạ HP, Đặng PT, Ma NG, 2016. Radon concentration in Rong cave in Dong Van Karst Plateau Geopark. Full paper in Proceeding of International Symposium Hanoi Geoengineering 2016, p.248-253.
  • Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Văn Hướng, Arndt Schimmelmann, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Đặng Thị Phương Thảo, Tạ Hòa Phương, 2016. Đặc điểm nồng độ radon trong môi trường hang động karst khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 32, số 2S, 187-197.
  • Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Phạm Nữ Quỳnh Nhi, Đặng Thị Phương Thảo, Trần Văn Phong, Nguyễn Ngọc Anh, 2016. Kiến tạo Kainozoi khu vực cao nguyên đá Đồng Văn qua phân tích hệ thống các hang động Karst. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 32, số 2S, 45-58.
  • T. Lennon, D. Nguyễn-Thùy, T. M. Phạm, A. Drobniak, P. H. Tạ, N. Ð. Phạm, T. Streil, K. D. Webster, A. Schimmelmann, 2017. Microbial contributions to subterranean methane sinks. Geobiology 15 (2), 254-258. http://dx.doi.org/10.1111/gbi.12214.
  • Nguyễn-Thuỳ, Dương, A. Schimmelmann, Hướng Nguyễn-Văn, Agnieszka Drobniak, Jay T. Lennon, Phương Hòa Tạ, Nguyệt Thị Ánh Nguyễn, 2017. Subterranean microbial oxidation of atmospheric methane in cavernous tropical karst. Chemical Geology, Volume 466, 5 September 2017, Pages 229-238. https://doi.org/10.1016/j.chemgeo.2017.06.014.
  • Duong Nguyen-Thuy, Phuong Hoa Ta, Huong Nguyen-Van, Huy Van Dinh, Bao Van Dang, Nhon Hoai Dang, Huong Thi Thu Do, Anh Thi Kim Nguyen, Thanh Duc Tran, Vuong Van Bui, Anh Ngoc Nguyen, Thuy Thi Hoang (2018) Evaluation of geological heritage of geosites for a potential Geopark in Binh Thuan – Ninh Thuan coastal zone, Vietnam. Geoheritage, p1-14, https://doi.org/10.1007/s12371-018-0324-x.
  • Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thùy Dương, Arndt Schimmelmann & Nguyễn Văn Hướng, 2018. Human exposure to radon radiation geohazard in Rong Cave, Dong Van Karst Plateau Geopark, Vietnam. Vietnam Journal of Earth Sciences, Vol 40. No. 2, p117-125, 2018. DOI: 10.15625/0866-7187/40/2/11092.
  • Schimmelmann, Jan, Hướng Nguyễn-Văn, Dương Nguyễn-Thuỳ, Arndt Schimmelmann (2018) Low cost, lightweight gravity coring and improved epoxy impregnation applied to laminated maar sediment in Vietnam. Geosciences (Special issue: New Theoretical and Applied Advances in Paleolimnology) 8 (5), 176. https://doi.org/10.3390/geosciences8050176.
  • Dương Nguyễn-Thuỳ, Hướng Nguyễn-Văn, Jan P. Schimmelmann, Nguyệt Thị Ánh Nguyễn, Kelsey Doiron and Arndt Schimmelmann (in press) 220Rn (thoron) geohazard in room air of earthen dwellings in Vietnam.  Geofluids, Special Issue “New Applications in Gas Geochemistry”.