PGS. TS. HOÀNG THỊ MINH THẢO

THÔNG TIN CÁ NHÂN

PGS. TS. Hoàng Thị Minh Thảo

Hướng nghiên cứu: Địa chất ứng dụng, Khoáng chất công nghiệp, Vật liệu sét và ứng dụng

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 2007 – nay

Chức vụ: Trưởng bộ môn

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học và Công nghệ Địa chất, P.614, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: hoangminhthao@vnu.edu.vn, hoangminhthao@gmail.com

Điện thoại:

Chi Thao1

Công trình tiêu biểu

        Nghiên cứu tính chất của một số thành tạo sét bentonit Việt Nam nhằm cô lập chất thải phóng xạ là một nghiên cứu được chú trọng và thực hiện trong nhiều năm tại các quốc gia sử dụng năng lượng điện hạt nhân cũng như các hoạt động công nghiệp thải chất thải phóng xạ hoạt độ cao. PGS.TS. Hoàng Thị Minh Thảo đã cùng các đồng nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài thực hiện 02 đề tài “Nghiên cứu tính chất một số thành tạo sét bentonit Việt Nam và đánh giá khả năng làm vách ngăn trong bồn chứa rác thải hạt nhân” (mã số 105.02.54.09) và “Nghiên cứu biến đổi ngắn hạn của sét Núi Nưa – Thanh Hóa và Di Linh – Lâm Đồng nhằm đánh giá khả năng cô lập chất thải hạt nhân” (mã số 105.99-2015.30) do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.

        Với cấu trúc đặc biệt như kích thước rất nhỏ – micromet đến nanomet, tỷ trọng nhỏ, diện tích bề mặt rất lớn,… các khoáng vật sét và sét, đặc biệt là sét bentonit có nhiều ứng dụng khác nhau trong nhiều ngành công nghiệp, trong đó có cả những lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất vật liệu cô lập chất thải phóng xạ. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng của các nguồn tài nguyên sét cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm thành phần vật chất (thành phần hóa học và thành phần khoáng vật) – yếu tố quyết định chính chất lượng của khoáng sản. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như nhiễu xạ Roentgen (XRD), nhiệt, quang phổ Mossbauer, quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS), huỳnh quang tia Roentgen (XRF)… và đặc biệt là thiết bị hiện đại bậc nhất ở Việt Nam là kính hiển vi điện tử truyền qua tích hợp với hệ thống phân tích nguyên tố bằng năng lượng tán xạ tia Roentgen (TEM-EDX), một số tính chất của các loại sét Việt Nam như sét ở Núi Nưa – Thanh Hóa và Di Linh – Lâm Đồng đã phần nào được làm rõ. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần định hướng cho việc sử dụng các nguồn vật liệu sét nói trên trong việc cô lập các chất thải phóng xạ có hoạt độ cao như chất thải hạt nhân, chất thải y tế có chứa phóng xạ,… Ngoài ra, tiềm năng về sét bentonit ở Việt Nam còn bỏ ngỏ và một số các tụ khoáng bentonit khác ở Việt Nam có thể là những đối tượng đáng quan tâm cho các nghiên cứu tương tự, phục vụ trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu dạng này.

        Các loại sét và nguyên liệu khoáng khác như talc Thu Ngạc – Phú Thọ, sericit Hương Sơn – Hà Tĩnh, lepidolit La Vi – Quảng Ngãi, graphit Bảo Hà – Lào Cai cũng đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu này đã đánh giá được thành phần các khoáng có ích và các khoáng tạp chất, đánh giá được chất lượng khoáng sản, định hướng cho công tác chế biến và sử dụng chúng trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Một hạt khoáng trong sét Di Linh – Lâm Đồng dưới kính hiển vi điện tử truyền qua và xu hướng biến đổi của nó dựa trên kết quả phân tích thành phần hóa học vi điểm

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

  • Thao Hoang-Minh, Thi Lai Le, Joern Kasbohm, Reto Gieré, 2010. UV-protection characteristics of some clays. Applied Clay Science 48(3), 349-357 (doi:10.1016/j.clay.2010.01.005).
  • Roland Pusch, Jörn Kasbohm, Hoang Thi Minh Thao, 2010. Chemical stability of montmorillonite buffer clay under repository-like conditions–A synthesis of relevant experimental data. Applied Clay Science 47(1-2), 113-119 (doi:10.1016/j.clay.2009.01.002).
  • Hoàng Thị Minh Thảo, Nguyễn Văn Hạnh, Đào Duy Anh, Nguyễn Thanh Lan, 2010. Một số vấn đề về thành phần và đặc điểm sericit. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 32(4), 318-325.
  • Hoàng Thị Minh Thảo, 2010. Khả năng chống tia cực tím của một số loại sét. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 48(2A), 848-855.
  • Thao Hoang-Minh, Thi Lai Le, Joern Kasbohm, Reto Gieré, 2011. Substituting non-natural agents in UV-protection cream by a mixture of clay with Ganoderma pfeifferi extract. Applied Clay Science 53(1), 66-72 (doi:10.1016/j.clay.2011.04.024).
  • Đào Duy Anh, Hoàng Thị Minh Thảo, 2011. Đặc điểm khoáng vật quặng talc mỏ Thu Ngạc, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 33(4), 625-634.
  • Hoang Minh Thao, Joern Kasbohm, Roland Pusch, Horst-Juegen Herbert, Nguyen Thanh Lan, 2011. General functions of clays for high-level radioactive waste repositories and possible application of clays in Vietnam. VNU Journal of Science, Earth Sciences, Vietnam National University, Hanoi, 27, No. 1S, 36-43.
  • Jörn Kasbohm, Roland Pusch, Lan Nguyen-Thanh & Thao Hoang-Minh, 2013. Lab-scale performance of selected expandable clays under HLW repository conditions. Environmental Earth Sciences 69(8), 2569-2579 (doi: 10.1007/s12665-012-2085-1).
  • Đào Duy Anh, Hoàng Thị Minh Thảo, Nguyễn Thị Minh Thuyết, 2013. Đặc điểm thành phần vật chất pegmatit chứa Liti vùng La Vi, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 35(3), 241-248.
  • Tạ Hòa Phương, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thùy Dương, Hoàng Thị Minh Thảo, Bùi Văn Đông, Nguyễn Thị Thu Cúc, 2013. Một số di sản địa chất – địa mạo vùng Ba Vì – cơ sở để xây dựng một công viên địa chất (Geopark) cho thủ đô Hà Nội. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 35(3), 193-203.
  • Phạm Thị Nga, Hoàng Thị Minh Thảo, Nguyễn Thị Minh Thuyết, Đào Duy Anh, 2014. Loại đa kiểu cấu trúc và thông số ô mạng cơ sở của khoáng vật chứa Li trong pegmatit vùng La Vi, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, 30(2), 31-40.
  • Hoàng Thị Minh Thảo, Nguyễn Thanh Lan, Jörn Kasbohm, Phạm Thị Nga, 2014. Đặc điểm smectit-Fe trong sét vùng Núi Nưa, tỉnh Thanh Hóa bằng kính hiển vi điện tử truyền qua. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 30(2S), 70-79.
  • Nguyễn Thị Minh Thuyết, Hoàng Thị Minh Thảo, 2014. Đặc điểm thành phần vật chất quặng đồng mỏ Tả Phời, Lào Cai và tiềm năng kim loại quý đi kèm. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 30(2S), 155-164.
  • Nguyễn Thùy Dương, Hoàng Thị Minh Thảo, 2014. Đặc điểm quá trình serpentin hoá các đá siêu mafic khối Núi Nưa, tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 30(2S), 192-201.
  • Lan Nguyen-Thanh, Thao Hoang-Minh, Jörn Kasbohm, Horst-Jürgen Herbert, Duong Nguyen Thuy, Lai Le Thi, 2014. Characterization of Fe-smectites and their alteration potential in relation to engineered barriers for HLW repositories: the Nui Nua clay, Thanh Hoa province, Vietnam. Applied Clay Science, 101, 168-176 (doi: 1016/j.clay.2014.07.032).
  • Lan Nguyen-Thanh, Horst-Jürgen Herbert, Jörn Kasbohm, Thao Hoang-Minh, Rafael Ferreiro Mählmann, 2014. Effects of chemical structure on the stability of smectites in short-term alteration experiments. Clays and Clay Minerals, 62(5), 425–446 (doi: 10.1346/CCMN.2014.0620506).
  • Roland Pusch, Jörn Kasbohm, Thao Hoang-Minh, Sven Knutsson, Lan Nguyen-Thanh, 2015. Holmehus clay – A Tertiary smectitic clay of potential use for isolation of hazardous waste. Engineering Geology, 188, 28-47 (doi: 10.1016/j.enggeo.2015.01.005).
  • Phạm Thị Nga, Bùi Văn Đông, Tạ Thị Hường, Ngô Thị Dinh, Hoàng Thị Minh Thảo, 2015. Identification of halloysite-(7 Å) phase and its development from kaolinite in Mỏ Ngọt kaolin, Phú Thọ Province. Tạp chí Địa chất, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Loạt B, 42/2015, 69-77.
  • Horst-Jürgen Herbert, Jörn Kasbohm, Lan Nguyen-Thanh, Lothar Meyer, Thao Hoang-Minh, Mingliang Xie, Rafael Ferreiro Mählmann, 2016. Alteration of expandable clays by reaction with iron while being percolated by high brine solutions. Applied Clay Science, 121-122, 174-187 (doi: /10.1016/j.clay.2015.12.022).
  • Phạm Thị Nga, Jörn Kasbohm, Nguyễn Thanh Lan, Nguyễn Ngọc Nam, Hoàng Thị Minh Thảo, 2016. Ứng dụng phương pháp TEM-EDX nghiên cứu quá trình biến đổi illit – smectit trong sét Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Địa chất, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Loạt A, 355, 1-2/2016, 63-73.
  • Lan Nguyen-Thanh, Thao Hoang-Minh, Horst-Jürgen Herbert, Jörn Kasbohm, Le Thi Lai, Minh Ngoc Nguyen, Rafael Ferreiro Mählmann, 2017. Development of Fe-rich clay minerals in a weathering profile derived from serpentinized ultramafic rock in Nui Nua massif, Vietnam. Geoderma 308 (2017) 159-170 (doi: 10.1016/j.geoderma.2017.08.021).
  • Hoang Thi Minh Thao, Tran Thi Hien, Dao Duy Anh, Pham Thi Nga, 2017. Mineralogical characteristics of graphite ore from Bao Ha deposit, Lao Cai Province and proposing a wise use. Vietnam Journal of Earth Sciences, Vietnam Academy of Science and Technology, 39(4), 326-338 (doi: 10.15625/0866-7187/39/4/10728).