PGS. TS. ĐINH XUÂN THÀNH

THÔNG TIN CÁ NHÂN

PGS. TS. Đinh Xuân Thành

Hướng nghiên cứu: Trầm tích và Địa chất biển

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 1999 – nay

Chức vụ:

  • Trưởng Khoa Địa chất.
  • Phó Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam
  • Phó Viện Trưởng Viện Địa môi trường và tích ứng biển đổi khí hậu
  • Nguyên Trưởng bộ môn Trầm tích và Địa chất biển.

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Trầm tích và Địa chất biển, P.606, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: dxthanhgeo@gmail.com; dxthanh@vnu.edu.vn

Điện thoại:

0ff4a009fc8d06d35f9c

Các hướng nghiên cứu chính

        Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế – chính trị đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á là nhờ có một vùng lãnh thổ trải dài trên ba nghìn km ở rìa tây Biển Đông, làm chủ một vùng biển rộng trên một triệu km2, gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền. Vì thế, đã từ lâu, hướng ra biển, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển, đảo được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng. Nắm bắt được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cũng như cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu biển, ngay từ khi bắt đầu vào công cuộc đổi mới đất nước, bộ môn Trầm tích và Địa chất biển thuộc Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã được thành lập năm 1986. Ngay sau đó, năm 1990 công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản biển ở Việt Nam được triển khai bài bản trong đề án “Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1:500.000” do Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển chủ trì. Trong 10 năm thực hiện, đa số các thành viên của bộ môn Trầm tích và địa chất biển đã tham gia vào đề án này. Việc tham gia trực tiếp vào đề án này là tiền đề cho các hướng nghiên cứu tiếp theo của tôi trong các đề tài, dự án, đề án về địa chất khoáng sản biển tiếp theo với 3 hướng nghiên cứu chính: 1) Trầm tích tầng mặt và tướng đá – thạch động lực vùng cửa sông và biển nông ven bờ; 2) Lịch sử phát triển trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long; 3) Địa tầng phân tập trầm tích Pliocen – Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam.

Trầm tích tầng mặt và tướng đá – thạch động lực vùng cửa sông và biển nông ven bờ

        Trong các đề tài, dự án nghiên cứu, điều tra về địa chất khoáng sản biển, nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt thường được đặt ra đầu tiên. Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt là tiền đề để xác định ranh giới địa chất tầng nông, đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn cũng như đánh giá nguy cơ ô nhiễm môi trường biển… Các nghiên cứu trầm tích tầng mặt thường gắn liền với tướng đá – thạch động lực nhằm xác định nguồn gốc, lịch sử hình thành và quá trình vận chuyển, lắng đọng trầm tích. Nghiên cứu tướng đá – thạch động lực góp phần làm rõ bản chất của các quá trình bồi tụ, xói lở bờ biển cũng như tích tụ và bào mòn đáy biển.

Các đề tài, dự án đã tham gia:

        – Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1:500.000” do Trung tâm Địa chất Khoáng sản biển chủ trì;

        – Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1/100.000 và một số vùng trọng điểm” do Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển (nay là Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc) chủ trì;

        – Điều tra đánh giá tích hợp và dự báo biến động điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và tai biến thiên nhiên vùng biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phục vụ phát triển kinh tế biển” do ĐHQGHN chủ trì

        – Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để khắc phục hiện tượng bồi lấp cửa ra vào khu neo trú bão của tàu thuyền áp dụng cho cửa Tam Quan, Bình Định. Đề tài độc lập cấp nhà nước do Trường ĐHKHTN chủ trì

        – Nghiên cứu nguyên nhân và các giải pháp để khắc phục hiện tượng bồi lấp cửa ra vào khu neo trú bão của tàu thuyền ở cửa Đề Gi, tỉnh Bình Định. Đề tài cấp tỉnh do Trường ĐHKHTN chủ trì.

Lịch sử phát triển trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long

        Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH&NBD), châu thổ Sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long đang có nguy cơ ngập chìm dưới mực nước biển. Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong tốp 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng. Tuy nhiên, mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến ngập lụt các đồng bằng châu thổ. Có nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt là các tác động trực tiếp của con người, như đắp đập thủy điện ở thượng nguồn gây thiếu hụt trầm tích tích chuyển tải đến đồng bằng châu thổ và châu thổ ngầm; khai thác cát lòng sông và đặc biệt là khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún nền đất. Thêm vào đó sụt lún kiến tạo cũng là nguyên nhân có thể gia tăng sự dâng cao mực nước biển tương đối. Lịch sử hình thành và phát triển của châu thổ gắn liền với lịch sử phát triển trầm tích cấu thành châu thổ trong Holocen trong mối quan hệ với dao động mực nước biển và chuyển động kiến tạo. Vì vậy, hướng nghiên cứu này mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, cùng với các nghiên cứu chuyên ngành khác đề xuất được các giải pháp bảo vệ châu thổ trong tương lai.

Các đề tài, dự án đã chủ trì và tham gia:

        – Chương trình nghiên cứu đồng bằng châu thổ sông Hồng – Chương trình hợp tác Hà Lan – Việt Nam do Trường ĐHKHTN chủ trì.

        – Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam tỷ lệ 1:500.000”. Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc.

        – Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội. Đề tài cấp Nhà nước do Viện Địa chất – Viện HLKH&CN VN chủ trì.

        – Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen phục vụ phát triển bền vững. Đề tài cấp Nhà nước do PGS.TS. Đinh Xuân Thành chủ nhiệm.

Địa tầng phân tập trầm tích Pliocen – Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam

        Địa tầng phân tập (sequence stratigraphy) là một phương pháp phân chia và đối sánh địa tầng tương tự các phương pháp địa tầng truyền thống khác. Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa chất biển khi cơ sở chủ yếu là số liệu địa chấn. Nghiên cứu địa tầng phân tập Pliocen – Đệ tứ vùng thềm lục địa ngoài ý nghĩa khôi phục lịch sử phát triển trầm tích trong mối quan hệ với dao động mực nước biển, định hướng cho công tác phân chia và đối sánh địa tầng, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá điều kiện địa chất công trình cũng như tìm kiếm khoáng sản rắn.

Các đề tài, dự án đã tham gia:

        – Nghiên cứu địa tầng phân tập (Sequences Stratigraphy) các bể trầm tích sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn nhằm đánh giá tiềm năng khoáng sản. Đề tài cấp Nhà nước do Trường ĐHKHTN chủ trì.

        – Nghiên cứu địa chất tầng nông đến độ sâu 200m nước vùng ven biển và biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) phục vụ đánh giá sa khoáng, vật liệu xây dựng và quy hoạch sử dụng hợp lý không gian biển Việt Nam. Đề tài cấp Nhà nước do Viện Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững chủ trì.

        – Nghiên cứu kiến tạo – địa động lực, cơ chế hình thành và phát triển các bể Kainozoi Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây dưới ảnh hưởng của tách giãn Biển Đông và bối cảnh kiến tạo – địa động lực các vùng kế cận, phục vụ điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản, dầu khí. Đề tài cấp Nhà nước do Trường ĐHKHTN chủ trì.

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

  • Đinh Xuân Thành (chủ trì), 2015. Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen phục vụ phát triển bền vững” Đề tài cấp Nhà nước (chủ nhiệm).
  • Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Đào Mạnh Tiến, Nguyễn ĐÌnh Nguyên, 2015. Địa chất Pliocen – Đệ tứ vùng biển Việt Nam và kế cận”. Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản ĐHQGHN.
  • Đinh Xuân Thành, 2016. Địa tầng phân tập Pliocen – Đệ tứ thềm lục địa Nam trung bộ Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. Tập 32, Số 2S (2016) 95-108.
  • Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Nguyên, Phạm Nguyễn Hà Vũ, Nguyễn Đình Thái, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang, 2015. Đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt vùng châu thổ ngầm sông Mê Kông. Tạp chí Địa chất, số 351, 5- 6/2015, tr. 30-36.
  • Đinh Xuân Thành, Trần Nghi, Trần Thị Dung. Lịch sử tiến hóa trầm tích thềm lục địa Nam trung bộ trong Pliocen – Đệ tứ, 2016. Tạp chí Địa chất, 360, Tr15-27.
  • Đinh Xuân Thành, Trần Nghi, Phạm Nguyễn Hà Vũ, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Đình Thái. Địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập Pleistocen muộn – Holocen châu thổ ngầm sông Mê Công, 2014. Tạp chí Khoa học ĐHQG, Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2S, Tr130-142.
  • Do Minh Duc, Dinh Xuan Thanh, Dinh Thi Quynh, Patrick McLaren, 2016. Analysis of sediment distribution and transport for mitigation of sand deposition hazard in Tam Quan estuary, Vietnam. Environmental Earth Sciences (2016) 75:741. Scopus; IF: 1.765.
  • Tran Nghi, Dinh Xuan Thanh, Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Thi Huyen Trang, Nguyen Dinh Nguyen, Nguyen Dinh Thai, Giap Thi Kim Chi, Nguyen Van Kieu. An analasis of the relationship between sequence stratigraphy, lithofacies and Cenozoic depositional cycles of the Red river basin, 2011. VNU journal of Science, Earth Sciences, 1S, Tr1-10.
  • Tran Nghi, Pham Thi Thu Hang, Dinh Xuan Thanh, Nguyen The Hung, Tran Thi Thanh Nhan, Nguyen Thi Tuyen, Tran Thi Dung, Pham Bao Ngoc, Nguyen Thi Huyen Trang, Nguyen Thi Phuong Thao. Sequence stratigraphy and sedimentary environment of the Tu Chinh – Vung May area in VietNam continental shelf, 2015. Journal of Geology, 43, Tr65-76.
  • Pham Nguyen Ha Vu, Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh Nguyen, Nguyen Thi Min. Seismic reflection characteristics of the Late Quaternary deposits in Mekong river subaqueous delta based on new high resolution shallow reflection shallow seismic data, 2015. Journal of Geology, 42, Tr35-41.