CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT VÀ ĐỊA HÓA HỌC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

NGÀNH: ĐỊA CHẤT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT VÀ ĐỊA HÓA HỌC

MÃ SỐ: 9440201.02

 

  1. Giới thiệu

1.1. Mục tiêu chung

  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ tiến sỹ trong lĩnh vực Thạch học khoáng vật và địa hóa học.
  • Góp phần xây dựng khung chương trình đào tạo từ bậc đại học đến tiến sỹ thành một hệ thống hoàn chỉnh liên thông, liên kết trong Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), ngang tầm và hội nhập được các trường đại học có uy tín trên thế giới.

2.1. Mục tiêu cụ thể

  • Nắm vững và làm chủ hệ thống kiến thức chuyên sâu, tích hợp, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực Thạch học khoáng vật và địa hóa.
  • Có năng lực phát hiện, xây dựng và phát triển các dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học trong nước vàc quốc tế, phát triển mạng lưới hợp tác trong lĩnh vực thạch học khoáng vật và địa hóa học
  • Có hệ phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu chuyên sâu và hiện đại để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Thạch học khoáng vật và địa hóa.
  • Có kỹ năng thuyết trình, diễn giải dễ hiểu, kỹ năng viết và trình bày khoa học hấp dẫn các vấn đề thuộc lĩnh vực Thạch học khoáng vật và địa hóa.
  • Có tư duy phản biện, kết nối các vấn đề làm sáng tỏ các quan điểm khoa học.
  • Có năng lực giảng dạy đại học, sau đại học theo hướng phát huy sự sáng tạo, chủ động của người học.
  • Có năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực tự chủ lập, quyết định, tổ chức, lãnh đạo, thực hiện kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch làm việc phát hiện, giải quyết vấn đề. Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể.
  • Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; Có kỹ năng ngoại ngữ  (tiếng Anh) để giao tiếp, trao đổi học thuật ở mức độ trôi chảy, thành thạo; kỹ năng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao tri thức khoa học.

1.   Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

  • Xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng, ngành phù hợp từ loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng, ngành/chuyên ngành phù hợp hoặc ngành/chuyên ngành gần với ngành Địa chất học/chuyên ngành Thạch học khoáng vật và địa hóa, đáp ứng những điều kiện sau đây:

  1. Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
  2. Có đủ sức khoẻ để học tập.
  3. Văn bằng do cơ sở giáo dục trong nước hoặc nước ngoài cấp có giá trị pháp lý và tuân theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của ĐHQGHN.
  4. Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành Khoa học Trái đất và Mỏ công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.
  5. Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
  6. Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn Thạch học khoáng vật và địa hóa. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:

          – Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển.

          – Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

          – Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

  1. Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được ĐHQGHN phê duyệt:

          – Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 1 của QĐ số 4555/QĐ-ĐHQGHN do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự tuyển.

          – Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Thạch học khoáng vật và địa hóa.

          – Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.

          – Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.

  1. Điều kiện về kinh nghiệm công tác: Không yêu cầu.
  2. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

3.3. Danh mục các chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần

  • Danh mục các chuyên ngành đúng/phù hợp: Địa chất; Địa kỹ thuật – Địa môi trường; Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật Địa vật lý và các ngành thuộc khối khoa học trái đất.
  • Danh mục các chuyên ngành gần: Quản lý tài nguyên thiên nhiên; Quản lý tài nguyên và môi trường, Kỹ thuật tuyển khoáng, Kỹ thuật mỏ, Kỹ thuật thăm dò và khảo sát, Địa kỹ thuật xây dựng, Khoa học đất, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và các ngành khác liên quan đến nền địa chất, Hóa phân tích.
  1. Chuẩn đầu ra

2.1. Yêu cầu về chất lượng luận án:

  • Chất lượng luận án thể hiện qua việc phát hiện và giải quyết những vấn đề mới, đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn, đã công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.

2.2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

  • Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành Thạch học khoáng vật và địa hóa. Có khả năng tiếp cận và vận dụng các phương pháp hiện đại để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về Thạch học khoáng vật và địa hóa.
  • Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo, làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường.
  • Có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh.

2.3. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu

  • Có năng lực tư duy phản biện và tư duy hệ thống để đánh giá các thông tin và dữ liệu liên quan đến Thạch học khoáng vật và địa hóa học.
  • Có năng lực quản lý các đề tài/dự án/chương trình nghiên cứu khoa học và có khả năng xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học đạt trình độ quốc tế

2.4. Yêu cầu về kỹ năng

  • Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực Thạch học khoáng vật và Địa hóa.
  • Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế.
  • Có các kỹ năng tư duy và thực hành phù hợp với yêu cầu của phát triển chuyên ngành thạch học khoáng vật và địa hóa học hiện đại, các kỹ năng vận hành và sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong phòng và ngoài hiện trường; các kỹ năng phân tích và xử lý số liệu phục vụ nghiên cứu Thạch học khoáng vật và Địa hóa.
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng phối hợp trong xây dựng, nghiên cứu và thực hiện đề tài/dự án; Tạo sự liên kết trong tổ chức nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu, phân tích và phát triển ý tưởng nghiên cứu.
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để cập nhật các vấn đề quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu, trao đổi hợp tác với các đối tác nước ngoài, và công bố các kết quả trên tạp chí chuyên ngành quốc tế.
  • Kỹ năng về tin học văn phòng: Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng nâng cao; Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu Thạch học khoáng vật và Địa hóa; Ứng dụng một số chức năng cơ bản của các phần mềm đồ họa.
  • Kỹ năng trình bày: Vận dụng khả năng tư duy phản biện và hệ thống trình bày các vấn đề nghiên cứu một cách logic và rõ ràng trong báo cáo và bài báo; Có kỹ năng thuyết trình truyền đạt thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu trong các hội thảo khoa học.
  • Kỹ năng quản lí và lãnh đạo: Có khả năng xây dựng chiến lược trong nghiên cứu; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện trong nghiên cứu; Ra quyết định trong các tình huống thực tế.

2.6. Mức tự chủ và chịu trách nhiệm

Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

  1. Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp

Tiến sĩ  chuyên ngành Thạch học khoáng vật và Địa hóa có thể đảm nhận các vị trí công tác sau tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước liên quan đến Thạch học khoáng vật và địa hóa:

  • Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực liên quan tại các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu, các cơ sở có nhu cầu nâng cao kiến thức.
  • Làm công tác tham mưu, tư vấn cho các đề tài/dự án liên quan đến lĩnh vực đến Thạch học khoáng vật và địa hóa.
  • Làm công tác thẩm định, đánh giá, phản biện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu liên quan đến Thạch học khoáng vật và địa hóa.
  • Làm công tác quản lí, lãnh đạo ở các cơ quan, các viện nghiên cứu, các công ty liên doanh trong và ngoài nước liên quan đến Thạch học khoáng vật và địa hóa.
  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
  • Đáp ứng được các yêu cầu thi tuyển của đào tạo sau Tiến sĩ về chuyên môn và ngoại ngữ của các đơn vị đào tạo trong nước và trên thế giới.
  • Có năng lực nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực thuộc Thạch học khoáng vật và địa hóa, có khả năng tiếp cận các công nghệ và phương pháp mới, kiến thức mới bổ trợ cho lĩnh vực đang nghiên cứu. Có khả năng trao đổi và hợp tác với các đối tác để nâng cao trình độ nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm khoa học, và công bố quốc tế.

PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1.      Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

  • Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ:

        Người học phải hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ và các nội dung của chương trình đào tạo tiến sĩ.

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 136 tín chỉ, trong đó:

– Phần 1: Các học phần bổ sung:                                                     39 tín chỉ

              + Khối kiến thức chung (bắt buộc):          3 tín chỉ

              + Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ

  • Bắt buộc: 15 tín chỉ
  • Tự chọn: 21 tín chỉ

– Phần 2: Các học phần, chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan:       17 tín chỉ

              + Các học phần NCS:                              9 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 3/6 tín chỉ

               + Các chuyên NCS:                                6 tín chỉ

               + Tiểu luận tổng quan:                            2 tín chỉ

– Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo). 

– Phần 5: Luận án tiến sĩ:                                                               80 tín chỉ

  • Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần:

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 115 tín chỉ, trong đó:

– Phần 1: Các học phần bổ sung:                                                     18 tín chỉ

  • Bắt buộc: 12 tín chỉ
  • Tự chọn: 6 tín chỉ

– Phần 2: Các học phần, chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan:       17 tín chỉ

              + Các học phần NCS:                              9 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 3/6 tín chỉ

               + Các chuyên đề NCS:                            6 tín chỉ

               + Tiểu luận tổng quan:                            2 tín chỉ

– Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo). 

– Phần 5: Luận án tiến sĩ:                                                               80 tín chỉ

  • Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 97 tín chỉ, trong đó:

– Phần 1: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan:      17 tín chỉ

              + Các học phần NCS:                              9 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 3/6 tín chỉ

               + Các chuyên đề NCS:                            6 tín chỉ

               + Tiểu luận tổng quan:                            2 tín chỉ

– Phần 2: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 3: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 4: Luận án tiến sĩ:                                                               80 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo

2.1. Khung chương trình dành cho NCS chưa có bằng thạc sĩ

STT

học phần

Tên học phần Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ

học phần

tiên quyết

Lí thuyết Thực hành Tự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG
I. Khối kiến thức chung 3        
1. CTP5001 Triết học (Philosophy) 3  
II. Khối kiến cơ sở và chuyên ngành          
II.1. Bắt buộc 15
2. GLO6022 Bản đồ số và GIS trong khoa học Trái đất

(Digital Mapping and GIS in Geosciences)

3 25 15 5
3. GLO6024 Địa hóa nguyên tố

(Geochemistry of Elements)

3 25 15 5
4. GLO6027 Trầm tích luận

(Sedimentology)

3 20 20 5
5. GLO6036 Các phương pháp địa hoá tìm kiếm khoáng sản

(Geochemical Methods in Mineral Prospecting)

3 20 20 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
6. GLO6038 Thạch luận các đá magma, biến chất

(Petrology of Magmatic and Metamorphic rocks)

3 25 15 5
II.2. Tự chọn 21/51
7. GLO6021 Tin học ứng dụng trong địa chất

(Applied Informatics in Geology)

3 25 15 5  
8. GLO6023 Kiến tạo và sinh khoáng

(Tectonics and Metallogeny)

3 25 15 5  

 

9. GLO6025 Khoáng vật học nguồn gốc

(Genetic Mineralogy)

3 20 20 5
10. GLO6030 Phân tích bồn trầm tích

(Basin analysis)

3 20 20 5
11. GLO6064 Địa hóa đồng vị

(Isotopic Geochemistry)

3 20 20 5
12. GLO6033 Các phương pháp nghiên cứu biến dạng kiến tạo

(Methods for Tectonic Deformation Study)

3 20 20 5
13. GLO6034 Các phương pháp xác định tuổi đồng vị phóng xạ

(Methods for Radioactive Isotope dating)

3 15 25 5
14. GLO6035 Tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại (Neotetonics and Active Tectonics) 3 25 15 5
15. GLO6049 Phương pháp huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence) 3 15 25 5
16. GLO6040 Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

(Transmission electron microscopy)

3 15 25 5
17. GLO6041 Phương pháp nhiễu xạ rơnghen (XRD)

(X-ray Diffraction)

3 15 25 5 Hóa tinh thể; Hóa lí.
18. GLO6048 Địa hoá quá trình phong hoá

(Geochemistry of  Weathering Process)

3 25 15 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
19. GLO6043 Thủy địa hóa

(Aqueous geochemistry)

3 25 15 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
20. GLO6045 Hoạt động magma, biến chất và kiến tạo ở Việt Nam

(Magmatism, Metamorphism and tectonics of Vietnam)

3 25 15 5
21. GLO6046 Khoáng sản Việt Nam nâng cao (Advanced Mineral resources of Vietnam) 3 25 15 5
22. GLO6047 Tướng đá và Cổ Địa lý

(Paleogeography and lithofacies)

3 25 15 5
23. GLO6065 Các mô hình địa hóa

(Geochemical Models)

3 25 15 5 Địa hóa học
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ NCS VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
I. Các học phần 9
I.1. Bắt buộc 6
24. GLO8001 Địa chất khu vực

(Regional Geology)

3 20 10 15  
25. GLO8002 Địa hoá các quá trình magma, biến chất và trầm tích

(Geochemistry of Magmatic, Metamorphic and Sedimentary Processes)

3 20 20 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
I.2. Tự chọn 3/12        
26. GLO8007 Sinh khoáng Việt Nam và các vùng kế cận

(Metallogeny in Vietnam and Adjacent  Areas)

3 5 10 30 GLO6023

Kiến tạo và sinh khoáng

27. GLO8008 Địa hóa nguyên tố vết và đồng vị phóng xạ

(Geochemistry of Trace and Radioactive Isotope Elements)

3 20 10 15 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
28. GLO8009 Vỏ phong hóa và khoáng sản liên quan ở Việt Nam

(Weathering Crust and related deposits in Vietnam)

3 20 5 20 GLO6042 Địa hoá quá trình phong hoá
29. GLO8010 Địa chất trầm tích Việt Nam (Sedimentary geology of Vietnam) 3 20 5 20
II. Chuyên đề NCS 6      
30. GLO8014 Chuyên đề 1 (Special Topics 1) 2
31. GLO8015 Chuyên đề 2 (Special Topics 2) 2
32. GLO8016 Chuyên đề 3 (Special Topics 3) 2
III. Tiểu luận tổng quan 2
33. GLO8040 Tiểu luận tổng quan

(Overview Essay)

2
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
34. NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
35. Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng năm học.

NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

 

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
36. GLO9020 Luận án tiến sĩ (PhD Thesis) 80
Tổng cộng: 136

2.2. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần

STT

học phần

Tên học phần Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

các học phần

tiên quyết

Lí thuyết Thực hành Tự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦNBỔ SUNG
I.1. Bắt buộc 12
1. GLO6024 Địa hóa nguyên tố

(Geochemistry of Elements)

3 25 15 5  
2. GLO6027 Trầm tích luận

(Sedimentology)

3 20 20 5  
3. GLO6036 Các phương pháp địa hoá tìm kiếm khoáng sản

(Geochemical Methods in Mineral Prospecting)

3 20 20 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
4. GLO6038 Thạch luận các đá magma, biến chất

(Petrology of Magmatic and Metamorphic rocks)

3 25 15 5
I.2. Tự chọn 6
5. GLO6021 Tin học ứng dụng trong địa chất

(Applied Informatics in Geology)

3 25 15 5
6. GLO6023 Kiến tạo và sinh khoáng

(Tectonics and Metallogeny)

3 25 15 5  

 

7. GLO6025 Khoáng vật học nguồn gốc

(Genetic Mineralogy)

3 20 20 5  
8. GLO6064 Địa hóa đồng vị

(Isotopic Geochemistry)

3 20 20 5
9. GLO6034 Các phương pháp xác định tuổi đồng vị phóng xạ

(Methods for Radioactive Isotope dating)

3 15 25 5
10. GLO6049 Phương pháp huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence) 3 15 25 5
11. GLO6040 Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

(Transmission electron microscopy)

3 15 25 5
12. GLO6048 Địa hoá quá trình phong hoá

(Geochemistry of  Weathering Process)

3 25 15 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
13. GLO6043 Thủy địa hóa

(Aqueous geochemistry)

3 25 15 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
14. GLO6045 Hoạt động magma, biến chất và kiến tạo ở Việt Nam

(Magmatism, Metamorphism and tectonics of Vietnam)

3 25 15 5
15. GLO6046 Khoáng sản Việt Nam nâng cao

(Advanced Mineral resources of Vietnam)

3 25 15 5
PHẦN 2. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ NCS VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
I.    Các hc phần NCS 9
I.1. Bắt buộc 6        
16. GLO8001 Địa chất khu vực

(Regional Geology)

3 20 10 15  
17. GLO8002 Địa hoá các quá trình magma, biến chất và trầm tích

(Geochemistry of Magmatic, Metamorphic and Sedimentary Processes)

3 20 20 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
I.2. Tự chọn 3/6        
18. GLO8007 Sinh khoáng Việt Nam và các vùng kế cận

(Metallogeny in Vietnam and Adjacent Areas)

3 5 10 30 GLO6023

Kiến tạo và sinh khoáng

19. GLO8008 Địa hóa nguyên tố vết và đồng vị phóng xạ

(Geochemistry of Trace and Radioactive Isotope Elements)

3 20 10 15 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
20. GLO8009 Vỏ phong hóa và khoáng sản liên quan ở Việt Nam

(Weathering Crust and related deposits in Vietnam)

3 20 5 20 GLO6042 Địa hoá quá trình phong hoá
21. GLO8010 Địa chất trầm tích Việt Nam (Sedimentary geology of Vietnam) 3 20 5 20
II. Chuyên đề NCS 6      
22. GLO8014 Chuyên đề 1 (Special Topics 1) 2        
23. GLO8015 Chuyên đề 2 (Special Topics 2) 2  
24. GLO8016 Chuyên đề 3 (Special Topics 3) 2  
III. Tiểu luận tổng quan 2
25. GLO8040 Tiểu luận tổng quan

(Overview Essay)

2
PHẦN 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
26. NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
PHẦN 4. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
27. Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng năm học.

NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

PHẦN 5. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
28. GLO9020 Luận án tiến sĩ (PhD Thesis) 80
Tổng cộng: 115

 2.3. Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ ngành đúng hoặc phù hợp

STT

học phần

Tên học phần Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

các học phần

tiên quyết

Lí thuyết Thực hành Tự học
PHẦN 1. CÁC HỌC PHẦN, CHUYÊN ĐỀ NCS VÀ TIỂU LUẬN TỔNG QUAN
I. Các học phần NCS 9        
I.1. Bắt buộc 6        
1. GLO8001 Địa chất khu vực

(Regional Geology)

3 20 10 15
2. GLO8002 Địa hoá các quá trình magma, biến chất và trầm tích

(Geochemistry of Magmatic, Metamorphic and Sedimentary Processes)

3 20 20 5 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
I.2. Tự chọn 3        
3. GLO8007 Sinh khoáng Việt Nam và các vùng kế cận

(Metallogeny in Vietnam and Adjacent Areas)

3 5 10 30 GLO6023
4. GLO8008 Địa hóa nguyên tố vết và đồng vị phóng xạ

(Geochemistry of Trace and Radioactive Isotope Elements)

3 20 10 15 GLO6024 Địa hóa nguyên tố
5. GLO8009 Vỏ phong hóa và khoáng sản liên quan ở Việt Nam

(Weathering Crust and related deposits in Vietnam)

3 20 5 20 GLO6042
6. GLO8010 Địa chất trầm tích Việt Nam (Sedimentary geology of Vietnam) 3 20 5 20
II. Chuyên đề NCS 6        
7. GLO8014 Chuyên đề 1 (Special Topics 1) 2
8. GLO8015 Chuyên đề 2 (Special Topics 2) 2
9. GLO8016 Chuyên đề 3 (Special Topics 3) 2
III. Tiểu luận tổng quan 2        
10. GLO8040 Tiểu luận tổng quan

(Overview Essay)

2  
PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
11. NCS xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
PHẦN 3. THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN, CÔNG TÁC TRỢ GIẢNG VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO
12. Đơn vị chuyên môn lên lịch sinh hoạt chuyên môn và lịch cho từng NCS báo cáo, trình bày kết quả hoạt động chuyên môn của mình tại seminar do đơn vị chuyên môn tổ chức trong từng năm học.

NCS phải tham gia đầy đủ các seminar khoa học hoặc các hội nghị, hội thảo do đơn vị chuyên môn tổ chức, quy định.

PHẦN 4. LUẬN ÁN TIẾN SĨ
13. GLO9020 Luận án tiến sĩ (PhD Thesis) 80
Tổng cộng: 97

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan