CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG: NGHIÊN CỨU

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 8440201.03

  1. Giới thiệu

1.1. Mục tiêu chung

  • Đào tạo nguồn nhân lực Địa chất môi trường bậc thạc sĩ, có kiến thức chuyên sâu và hiện đại thuộc lĩnh vực Địa chất môi trường, đáp ứng cao nhu cầu xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức: Học viên tích lũy những kiến thức và phương pháp nghiên cứu cơ bản và hiện đại của lĩnh vực Địa chất môi trường.

Về kỹ năng: Học viên có Kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu; Có kỹ năng tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học; Có kỹ năng sử dụng và làm việc trực tiếp trên các thiết bị liên quan đến lĩnh vực chuyên môn trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.

Về năng lực: có khả năng giải quyết các vấn đề về địa chất môi trường phát sinh trong thực tế, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong đào tạo, nghiên cứu và quản lý thuộc lĩnh vực địa chất môi trường, và có khả năng học tiếp ở bậc cao hơn.

  1. Chuẩn đầu ra

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

  • Học viên làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
  • Hiểu và vận dụng các kiến thức Địa chất môi trường nâng cao, Địa động lực hiện đại, Tai biến môi trường và phân tích rủi ro, Địa vật lý môi trường của nhóm ngành Địa chất vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
  • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên ngành Đánh giá tổn thương phục vụ giảm thiểu tai biến, Địa hóa môi trường nước, Lũ lụt và xói lở và một số kỹ năng, phương pháp nghiên cứu mới về tai biến, môi trường. Áp dụng được những kiến thức đã học để ứng dụng và giải quyết các vấn đề trong thực tế,
  • Sử dụng kiến thức lý thuyết và các phương pháp được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Địa môi trường.

– Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

  • Đề tài luận văn phải là một vấn đề về khoa học, công nghệ hoặc quản lí cụ thể. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn cũng như phương pháp giải quyết các vấn đề đã đặt ra;
  • Đề tài luận văn phải do người hướng dẫn đề nghị và được bộ môn hoặc hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị đào tạo thông qua, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Đề tài luận văn phải được giao cho học viên ít nhất là 6 tháng trước khi hết thời hạn đào tạo;
  • Học viên cao học phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 2 tháng sau khi nhận đề tài luận văn và báo cáo kết quả nghiên cứu ít nhất 1 lần trong thời gian thực hiện luận văn. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận văn;
  • Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải trích dẫn tường minh.
  • Luận văn phải thỏa mãn yêu cầu của một luận văn khoa học và các yêu cầu quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2. Kĩ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
  • Nghiên cứu khảo sát thực địa liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách độc lập;
  • Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề cần giải quyết và luận giải được các kết quả phân tích; Lập luận và giải thích các vấn đề trong lĩnh vực Địa chất Môi trường; Tổng quát hóa các vấn đề từ các kết quả nghiên cứu thu được trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa về lĩnh vực Địa chất học.
  • Tích lũy các kỹ năng bổ trợ: có khả năng Trình bày các ý tưởng và kết quả nghiên cứu; Tự học và tự nghiên cứu; Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; Giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ (tiếng Anh); Phối hợp trong xây dựng đề tài và tổ chức, đánh giá nghiên cứu.

2.3. Chuẩn đầu ra về ý thức, đạo đức

  • Có thái độ tích cực và trung thực trong nghiên cứu khoa học; Có tinh thần kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, sáng tạo. Có tính trung thực, có thái độ khách quan, có tinh thần trách nhiệm, có bản lĩnh và tác phong khoa học đối với nghề nghiệp;
  1. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

– Làm công tác nghiên cứu, quản lý ở các cơ quan, các viện nghiên cứu, các công ty, công ty liên doanh trong và ngoài nước liên quan đến Địa chất Môi trường;

– Thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp) liên quan đến Địa chất.

  1. Khung chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:                     64 tín chỉ

–      Khối kiến thức chung (bắt buộc):                                7 tín chỉ

–      Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                   39 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                                  18 tín chỉ

       + Tự chọn:                                                             21/45 tín chỉ

–      Luận văn thạc sĩ:                                                     18 tín chỉ

 

STT

học phần

Tên học phần

(ghi bằng tiếng Việt và

tiếng Anh)

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

học phần

tiên quyết

Lí thuyết Thực hành Tự học
I Khối kiến thức chung 7
1 PHI 5001 Triết học

(Philosophy)

3 30 15
2 ENG 5001 Tiếng Anh cơ bản (*)

(General English)

4 30 30 0
II Khối kiến cơ sở và chuyên ngành 39
II.1. Các học phần bắt buộc 18
3 ENG 6001 Tiếng Anh học thuật

(English for Academic Purposes)

3
4 GLO 6001 Địa chất môi trường nâng cao

(Advanced Environmental Geology)

3 30 5 10
5 GLO 6002 Địa động lực hiện đại

(Active Geodynamics)

3 30 5 10
6 GLO 6003 Tai biến môi trường và phân tích rủi ro

(Environmental Hazards and Risk Analysis)

3 30 5 10
7 GLO 6005 Các phương pháp hiện đại trong nghiên cứu Địa chất môi trường

(Modern Methods in Geoevironmental Research)

3 30 5 10
8 GLO 6011 Đánh giá tổn thương phục vụ giảm thiểu tai biến

(Vulnerability Assessment to Geohazard Mitigation)

3 30 5 10
II.2. Các học phần tự chọn 21/45
9 GLO 6004 Địa vật lý môi trường

(Environmental Geophysics)

3 30 5 10  

 

10 GLO 6012 Địa hóa môi trường nước

(Geochemistry, Groundwater and Pollution)

3 30 5 10
11 GLO 6006 Quản lý thông tin địa lý ứng dụng

(Applied geographical information management)

3 30 5 10
12 GLO 6007 Các phương pháp phân tích địa mạo hiện đại trong nghiên cứu Địa tai biến

(Applied Geomorphological Analysis in Geohazard Research)

3 30 5 10
13 GLO 6008 Thạch cấu trúc trong nghiên cứu trượt lở và đứt gãy hoạt động

(Litho-structural Analysis in Landslide Research and Active Faults Study)

3 30 5 10  
14 GLO 6009 Phục hồi môi trường sau tai biến

(Disaster recovery)

3 30 5 10
15 GLO 6010 Thiên tai ở Đông Nam Á

(Disaster in ASEAN Countries)

3 30 5 10
16 GLO 6013 Lũ lụt và xói lở

(Flood and erosion)

3 30 5 10
17 GLO 6014 Trượt lở và lũ bùn đá

(Landslides and debris flow)

3 30 5 10
18 GLO 6015 Đất và nước dưới đất

(Soil and groundwater)

3 30 5 10
19 GLO 6016 Vi cổ sinh môi trường

(Environmental Micropaleontology)

3 30 5 10
20 GLO 6017 Địa tầng môi trường

(Environmental stratigraphy)

3 30 5 10
21 GLO 6018 Giảm thiểu địa tai biến

(Geohazard Mitigation)

3 30 5 10
22 GLO 6019 Quản lý thiên tai và vấn đề sức khỏe con người

(Disaster and Health Risk Management)

3 30 5 10
23 GLO 6020 Phòng tránh và quản lý môi trường sau thiên tai

(Disaster Prevention and Recovery Management)

3 30 5 10
III GLO 7210 Luận văn thạc sĩ 18
Tổng cộng 64

Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan