CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT HỌC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG: NGHIÊN CỨU

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT HỌC        

MÃ SỐ: 8440201.01

.

……………………………………

Chương trình đào tạo trình độ Đại học ngành Địa chất học phiên bản 2023. Chi tiết xem tại đây:

https://geology.hus.vnu.edu.vn/tuyensinh/dc/

……………………………………

  1. Giới thiệu

1.1. Mục tiêu chung

  • Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu và hệ phương pháp nghiên cứu hiện đại thuộc lĩnh vực Địa chất, đáp ứng cao nhu cầu xã hội hoặc đủ kiến thức để tiếp tục đào tạo ở bậc tiến sĩ trong và ngoài nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức: Học viên tích lũy kiến thức và hệ phương pháp nghiên cứu từ cơ bản đến hiện đại trong lĩnh vực Địa chất học.

Về kỹ năng: Học viên có Kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu; Có kỹ năng tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học; Có kỹ năng sử dụng và làm việc trực tiếp trên các thiết bị liên quan đến lĩnh vực chuyên môn trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.

Về năng lực: Học viên giải quyết được các vấn đề trong nghiên cứu địa chất khu vực, địa tầng, địa chất dầu khí; Đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo và nghiên cứu thuộc chuyên ngành Địa chất học; Có khả năng học tiếp ở bậc tiến sĩ.

Về phẩm chất đạo đức: Trung thực trong nghiên cứu khoa học; Hứng thú tìm hiểu các vấn đề trong lĩnh vực địa chất; Nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong việc giải quyết những phát sinh trong nghiên cứu thực tế; Ý thức vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong thực tiễn.

 

.

.

  1. Chuẩn đầu ra

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

  • Học viên làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
  • Hiểu và vận dụng các kiến thức và kỹ năng Tin học ứng dụng trong địa chất và Bản đồ số và GIS trong khoa học Trái đất của nhóm ngành Địa chất vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
  • Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên ngành Địa tầng học và phương pháp nghiên cứu, phân tích bồn trầm tích vào giải quyết các vấn đề của Địa chất học;
  • Áp dụng được những kiến thức đã học để ứng dụng và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn;
  • Sử dụng kiến thức lý thuyết và các phương pháp được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực Địa chất.
  • Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
  • Đề tài luận văn phải là một vấn đề về khoa học, công nghệ hoặc quản lí cụ thể. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn cũng như phương pháp giải quyết các vấn đề đã đặt ra;
  • Đề tài luận văn phải do người hướng dẫn đề nghị và được bộ môn hoặc hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị đào tạo thông qua, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Đề tài luận văn phải được giao cho học viên ít nhất là 6 tháng trước khi hết thời hạn đào tạo;
  • Học viên cao học phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 2 tháng sau khi nhận đề tài luận văn và báo cáo kết quả nghiên cứu ít nhất 1 lần trong thời gian thực hiện luận văn. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận văn;
  • Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải trích dẫn tường minh.
  • Luận văn phải thỏa mãn yêu cầu của một luận văn khoa học và các yêu cầu quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2. Kĩ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
  • Nghiên cứu khảo sát thực địa liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách độc lập;
  • Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề cần giải quyết và luận giải được các kết quả phân tích; Lập luận và giải thích các vấn đề trong lĩnh vực Địa chất; Tổng quát hóa các vấn đề từ các kết quả nghiên cứu thu được trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa về lĩnh vực Địa chất học.
  • Tích lũy các kỹ năng bổ trợ: có khả năng Trình bày các ý tưởng và kết quả nghiên cứu; Tự học và tự nghiên cứu; Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; Giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ (tiếng Anh); Phối hợp trong xây dựng đề tài và tổ chức, đánh giá nghiên cứu.

2.3. Chuẩn đầu ra về ý thức, đạo đức

  • Có thái độ tích cực và trung thực trong nghiên cứu khoa học; Có tinh thần kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, sáng tạo. Có tính trung thực, có thái độ khách quan, có tinh thần trách nhiệm, có bản lĩnh và tác phong khoa học đối với nghề nghiệp;
  1. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
  • Làm công tác nghiên cứu, quản lý ở các cơ quan, các viện nghiên cứu, các công ty, công ty liên doanh trong và ngoài nước liên quan đến Địa chất;
  • Thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp) liên quan đến Địa chất.
  1. Khung chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:         64 tín chỉ

–   Khối kiến thức chung:                                              7 tín chỉ

–   Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:               39 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                                  18 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                              21/48 tín chỉ

–   Luận văn thạc sĩ:                                                     18 tín chỉ

STT

học phần

Tên học phần

(ghi bằng tiếng Việt và

tiếng Anh)

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ Mã số

các học phần

tiên quyết

Lí thuyết Thực hành Tự học
I Khối kiến thức chung 7
1 PHI 5001 Triết học

(Philosophy)

3
2 ENG 5001 Tiếng Anh cơ bản (*)

(General English)

4
II Khối kiến cơ sở và chuyên ngành 39
II.1. Các học phần bắt buộc 18
3 ENG 6001 Tiếng Anh học thuật

(English for Academic Purposes)

3
4 GLO 6028 Nhiệt động học các quá trình Địa chất

(Thermodynamics of Endogeneous Geological Processes)

3 25 15 5
5 GLO 6022 Bản đồ số và GIS trong khoa học Trái đất

(Digital Mapping and GIS in Geosciences)

3 25 15 5
6 GLO 6029 Địa tầng học và phương pháp nghiên cứu

(Stratigraphy and Research Methods)

3 25 15 5
7 GLO 6030 Phân tích bồn trầm tích

(Basin analysis)

3 20 20 5
8 GLO 6035 Tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại (Neotetonics and Active Tectonics) 3 25 15 5
II.2. Các học phần tự chọn  21/48
9 GLO 6023 Kiến tạo và sinh khoáng

(Tectonics and Metallogeny)

3 25 15 5  

 

10 GLO 6025 Khoáng vật học nguồn gốc

(Genetic Mineralogy)

3 20 20 5
11 GLO 6026 Các quá trình tạo quặng và khai thác khoáng sản

(Ore Genesis and Mineral Exploration)

3 20 20 5
12 GLO 6027 Trầm tích luận

(Sedimentology)

3 20 20 5  
13 GLO 6021 Tin học ứng dụng trong địa chất

(Applied Informatics in Geology)

3 25 15 5
14 GLO 6031 Địa chất đồng vị bền

(Stable Isotope Geology)

3 20 20 5
15 GLO 6032 Địa chất tai biến nâng cao (Advance Geohazards) 3 25 15 5
16 GLO 6033 Các phương pháp nghiên cứu biến dạng kiến tạo

(Methods for Tectonic Deformation Study)

3 20 20 5
17 GLO 6034 Các phương pháp xác định tuổi đồng vị phóng xạ

(Radioactive Isotope Dating Techniques)

3 20 20 5
18 GLO 6036 Các phương pháp địa hoá tìm kiếm khoáng sản

(Geochemical Methods in Mineral Prospecting)

3 20 20 5
19 GLO 6037 Cổ sinh thái học

(Paleoecology)

3 25 15 5
20 GLO 6038 Thạch luận các đá magma, biến chất

(Petrology of Magmatic and Metamorphic rocks)

3 25 15 5 GLO6025 hoặc GLO6028
21 GLO 6044 Địa tầng Việt Nam

(Stratigraphy of Vietnam)

3 25 15 5
22 GLO 6045 Hoạt động magma, biến chất và kiến tạo ở Việt Nam

(Magmatism, Metamorphism and Tectonics of Vietnam)

3 25 15 5
23 GLO 6046 Khoáng sản Việt Nam nâng cao

(Advanced Mineral resources of Vietnam)

3 25 15 5
24 GLO 6047 Tướng đá và Cổ Địa lý

(Paleogeography and lithofacies)

3 25 15 5
III GLO 7210 Luận văn thạc sĩ 18
Tổng cộng 64

 

 

Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan