Tin tức & Sự kiện

Cựu sinh viên 𝗞𝟲𝟭 CHẤT LƯỢNG CAO ĐỊA CHẤT trúng học bổng TIẾN SĨ cùng lúc từ 3 đại học MỸ
Cựu sinh viên 𝗞𝟲𝟭 CHẤT LƯỢNG CAO ĐỊA CHẤT trúng học bổng TIẾN SĨ cùng lúc từ 3 đại học MỸ Cựu sinh viên 𝗞𝟲𝟭 CHẤT LƯỢNG CAO ĐỊA CHẤT trúng học bổng TIẾN SĨ cùng lúc từ 3 đại học MỸ Phạm Thị Thanh Minh (𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲), cựu sinh viên lớp 𝗞𝟲𝟭 Chất lượng cao (CLC) Địa chất, cùng lúc được 𝟯 đại học tại Hoa Kỳ gồm University of 𝗙𝗹𝗼𝗿𝗶𝗱𝗮 (FL), University of 𝗥𝗼𝗰𝗵𝗲𝘀𝘁𝗲𝗿 (NY), University of 𝗜𝗱𝗮𝗵𝗼 (ID), đồng ý trao học bổng toàn phần để theo học bậc tiến sĩ. Quyết định chọn 𝗨𝗻𝗶𝘃𝗲𝗿𝘀𝗶𝘁𝘆 𝗼𝗳 𝗙𝗹𝗼𝗿𝗶𝗮 – đại học công TOP5 Hoa Kỳ, khóa học của 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲 bắt đầu từ nửa cuối tháng 8/2023. 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲 là một trong 11 thành viên lớp CLC Địa chất khóa 2016-2020. Còn nhớ tháng 9/2016, sau khi mới nhập học, có 7 bạn đươc tuyển chọn từ lớp 𝗞𝟲𝟭 Quản lý Tài nguyên và Môi trường, 1 bạn từ lớp Kỹ thuật địa chất, và 3 bạn từ lớp Địa chất chuẩn để hình thành lớp 𝗞𝟲𝟭 Chất lượng cao Địa chất. Phạm Thị Thanh Minh đảm nhiệm vị trí lớp trưởng. Sinh viên Phạm Thị Thanh Minh vô cùng chăm chỉ, đã từng giành nhiều lần và hầu hết mọi phần thưởng và tặng khen cao quý của Nhà trường: Sinh viên 5 tốt, Gương mặt trẻ tiêu biểu HUS và VNU, Học bổng Đào Minh Quang,… Kỳ hè-thu 2019, Minh giành học bổng trao đổi sinh viên tại Đại học Ibaraki tại Nhật Bản. Cùng năm, Minh cũng tích cực tham gia đón tiếp sinh viên Ibaraki đến trao đổi ngược lại tại ĐH Khoa học Tự nhiên. Khi còn là sinh viên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng và TS. Lường Thị Thu Hoài, 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲 đam mê nghiên cứu các đá biến chất ở địa khối Kon Tum, thành thục gia công lát mỏng thạch học, sử dụng kính hiển vi phân cực, phân tích vi cấu trúc, phân tích biến dạng các hạt thạch anh trong lát mỏng. . . Tốt nghiệp 7/2020 với điểm trung bình chung (GPA) cao nhất Khoa Địa chất, 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲 nhận học bổng toàn phần từ Bộ giáo dục Đài Loan để theo học thạc sĩ tại 𝗡𝗮𝘁𝗶𝗼𝗻𝗮𝗹 𝗧𝗮𝗶𝘄𝗮𝗻 𝗡𝗼𝗿𝗺𝗮𝗹 𝗨𝗻𝗶𝘃𝗲𝗿𝘀𝗶𝘁𝘆 (𝗡𝗧𝗡𝗨). Thực ra, Minh đã biết tin nhận học bổng từ vài tháng trước khi tốt nghiệp. Tại Đài Loan giai đoạn 2020-2022, Minh nghiên cứu xác định tuổi của các hạt khoáng vật vụn 𝘇𝗶𝗿𝗰𝗼𝗻 bằng phương pháp uran-chì ở lưu vực Sông Hồng để luận giải hoạt động Tân kiến tạo khu vực, dưới sự hướng dẫn của GS. Tung-Yi Lee. Những kỹ năng thu nhận được ở Khoa Địa chất tạo bước đệm quan trọng trong khi thực hiện nghiên cứu ở bậc thạc sĩ tại Đài Loan, nơi Minh học thêm các kỹ năng mới với kính hiển vi soi nổi, máy tuyển từ, dung dịch nặng, phân tích tuổi 𝗨-𝗣𝗯 trên khoáng vật zircon với 𝗟𝗔-𝗜𝗖𝗣𝗠𝗦,… Minh đang chuẩn bị công bố 1 bài báo trên tạp chí 𝑴𝒊𝒏𝒆𝒓𝒂𝒍𝒔 liên quan đến luận văn thạc sĩ. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲 được nhận vị trí Trợ lý nghiên cứu tại Đại học NTNU cho đến tháng 7/2023. Tại 𝑼𝒏𝒊𝒗𝒆𝒓𝒔𝒊𝒕𝒚 𝒐𝒇 𝑭𝒍𝒐𝒓𝒊𝒅𝒂, 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲 theo học tiến sĩ địa chất, chuyên về nghiên cứu lịch sử tiến hóa cấu trúc, biến chất và nhiệt động nhằm đề xuất mô hình lịch sử tiến hóa của dãy Brooks Range (thuộc phía bắc Alaska) và lân cận, dưới sự hướng dẫn của GS. David Foster và TS. Jim Vogl thuộc Đại học Florida. Khóa học Tiến sĩ của Minh dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028. Quả là một cô gái vô cùng ưu tú, xuất sắc hiếm có và thật đáng tự hào trong cộng đồng Địa chất. Hy vọng câu chuyện của 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗦𝗼𝗽𝗵𝗶𝗲 sẽ truyền cảm hứng cho bạn bè và sinh viên Khoa nhân dịp năm học mới! Chúc mừng Phạm Thị Thanh Minh! Hy vọng Minh sớm hoàn thành luận án tại Hoa Kỳ và thành công hơn nữa trong nghiên cứu trong tương lai! H.N
THÔNG BÁO XÉT TUYỂN SINH VIÊN K68 VÀO CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO ĐỊA CHẤT
THÔNG BÁO XÉT TUYỂN SINH VIÊN K68 VÀO CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO ĐỊA CHẤT Trường Đại học Khoa học Tự nhiên xét tuyển sinh viên K68 vào học các chương trình đào tạo đặc biệt (chất lượng cao, tài năng), trong đó có Chương trình chất lượng cao Địa chất. Điều kiện đầu vào: Sinh viên K68 đã trúng tuyển các ngành (1) Quản lý Tài nguyên và Môi trường, (2) Địa chất học, và (3) Công nghệ Quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường, có điểm 3 bài thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đạt 22,00 trở lên (không tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng). Tiếng Anh đầu vào: không yêu cầu Học phí: như hệ chuẩn (khoảng 1,5 triệu/tháng) Chỉ tiêu: 15 Học bổng ngân sách: học kỳ I, cấp kinh phí hỗ trợ học tập: 200.000 đồng/tháng/SV; từ học kỳ II trở đi xét theo kết quả học tập. 💵Được xét cấp học bổng cho các ngành khoa học cơ bản theo chương trình ươm tạo nhà khoa học của ĐHQGHN. Mức học bổng: Gồm miễn học phí và bố trí chỗ ở trong ký túc xá cho cả khóa học (4 năm học), hỗ trợ sinh hoạt phí tối thiểu 2.000.000 đồng/tháng/SV trong năm thứ nhất và các năm tiếp theo nếu duy trì được học lực loại giỏi trở lên. Học bổng khác: vô vàn cơ hội nhận được học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội và học bổng của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. . Sinh viên học chương trình đào tạo chất lượng cao có kiến thức chuyên môn giỏi, trình độ tiếng Anh tốt, năng lực tư duy, sáng tạo và có tầm nhìn chiến lược. SV tốt nghiệp, được ưu tiên xét chuyển tiếp cao học, nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài, hoặc được ưu tiên tuyển chọn làm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu của ĐHQGHN và các trường đại học, viện nghiên cứu khác.   Thời gian nộp hồ sơ: ngày 08/9/2023 đến 17h00 ngày 15/9/2023 (thứ Sáu). Phương thức nộp hồ sơ: Bước 1: Tải về và in Đơn dự tuyển. Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin vào Đơn dự tuyển (ký và ghi rõ họ tên). Bước 3: Scan các hồ sơ thành 01 file PDF duy nhất với tên file là mã sinh viên (có trong Giấy báo trúng tuyển) theo thứ tự sắp xếp như sau: + Đơn dự tuyển + Các giấy chứng nhận đạt giải học sinh giỏi các cấp, thành tích học tập và các hoạt động khác (nếu có) Bước 4: Nộp hồ sơ theo đường link sau: bit.ly/44wVSM0 . Tải đơn đăng ký: 2.Mau don-Dangky-vao CTDT dac biet 2023 . Chi tiết thông báo của Trường ĐH KHTN: 1.TB xet tuyen sinh vien vao cac chuong trinh dao tao dac biet (Tai nang – Chat luong cao) nam 2023. . Người học tiêu biểu: . – Nguyễn Phạm Gia Linh (K66): Giành được tổng cộng 75 triệu VNĐ sau 2 năm (2021-2022 và 2022-2023) https://geology.hus.vnu.edu.vn/hoc-bong-chung-khoan/ https://geology.hus.vnu.edu.vn/hocbong-2023/ – Nguyễn Hồng Phượng (K67): Thủ khoa đầu vào 2022 (27,45); Học bổng Cty CP. Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang https://geology.hus.vnu.edu.vn/hocbong-hagiang/ https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/co-gai-cao-lan-yeu-khoa-hoc-va-duong-dan-den-thu-khoa-dia-chat-68280.html . – Phạm Lê Tuyết Nhung (K63): Học bổng thạc sĩ toàn phần tại Vương quốc Bỉ (2023) https://geology.hus.vnu.edu.vn/nhung-hoc-bong-bi/ . – Lê Thu Minh (K62): Học bổng thạc sĩ tại Đài Loan (2021) – Trương Hữu Dực (K61): Học bổng thạc sĩ tại Đài Loan (2022) – Phạm Thị Thanh Minh (K61): Học bổng thạc sĩ tại Đoàn Loan (2020), đang học tiến sĩ tại ĐH Florida (Hoa Kỳ). …            
CÔNG BỐ QUAN TRỌNG VỀ NIÊN ĐẠI TRẦM TÍCH BIỂN HỒ
CÔNG BỐ QUAN TRỌNG VỀ NIÊN ĐẠI TRẦM TÍCH BIỂN HỒ CÔNG BỐ QUAN TRỌNG VỀ NIÊN ĐẠI TRẦM TÍCH BIỂN HỒ Lần đầu tiên, niên đại 55 ngàn năm liên tục của trầm tích Biển Hồ Gia Lai được công bố trên tạp chí Quaternary Geochronology. Đây là một trong hai lõi trầm tích hồ đương đại có ghi nhận tuổi liên tục dài nhất, hiếm có ở Đông Nam Á (bên cạnh hồ Towuti, Indonesia), tạo cơ sở quan trọng để công bố các kết quả nghiên cứu tiếp sau về lịch sử hạn hán và cổ môi trường khu vực Tây Nguyên Việt Nam. Niên đại trầm tích cùng một vài kết quả nghiên cứu bước đầu về địa hóa, đồng vị bền cũng lần đầu được báo cáo tại Hội thảo khoa học thường niên Hội Trầm tích Việt Nam (19/8/2023). . . . Đây là một trong ba bài báo quốc tế trong khuôn khổ đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ từ năm 2019, đã nghiệm thu tháng 6/2023. TS. Nguyễn Văn Hướng, chủ nhiệm đề tài còn được Chương trình Fulbright của Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ trong thời gian là học giả tại Đại học Indiana năm 2021, nhằm tiến hành phân tích lõi trầm tích. Công bố mới nhất dựa trên lõi trầm tích với chiều dài tổng 25 m tại hồ núi lửa Biển Hồ, sử dụng tổ hợp ba phương pháp định tuổi gồm carbon-14 (với 47 mẫu thực vật và TOC), cesium-137, và đặc biệt là cổ từ, mô hình tuổi trầm tích Biển Hồ cho ~55 ngàn năm qua được xây dựng với độ phân giải cao. Với phép đo cổ từ, biến thiên thế kỷ của từ trường Trái đất gồm cường độ và độ từ khuynh trong quá khứ được ghi nhận cho thấy phù hợp với biến đổi toàn cầu và châu lục, trong đó có sự kiện đảo từ Laschamp ở ~41 ngàn năm. . . Được biết, dù đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ đã kết thúc, tuy nhiên nghiên cứu Biển Hồ ngày càng hấp dẫn thêm nhiều thành viên tham gia. Hiện 2 nghiên cứu sinh đang tích cực thực hiện luận án dựa trên các lõi trầm tích đã thu thập tại Tây Nguyên. Lõi trầm tích hiện tại dài 25 mét với niên đại theo như công bố mới nhất chỉ 55 ngàn năm, cho thấy trầm tích Biển Hồ còn nhiều tiềm năng trong việc nghiên cứu cổ khí hậu trong vài chu kỳ bằng hà và gian băng của Trái đất (200 ngàn năm, thậm chí cổ hơn). Nhóm nghiên cứu có thế mạnh về việc tự thiết kế và chế tạo thiết bị lấy mẫu trầm tích nguyên dạng, với kỹ thuật lấy mẫu ngày càng được cải tiến, cho phép độ sâu lấy mẫu tăng dần. Do vậy, ngoài việc tìm kiếm tài trợ mới theo hướng nghiên cứu cơ bản, hoàn toàn có thể hướng đến các chương trình định hướng ứng dụng với sản phẩm đầu ra là các đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế hoặc giải pháp hữu ích) cho các sáng chế về thiết bị lấy mẫu trầm tích nguyên dạng. Nghiên cứu Biển Hồ hứa hẹn góp phần hơn nữa vào việc đào tạo ở bậc đại học và sau đại học tại Khoa Địa chất, thu hút sự tham gia ngày càng nhiều hơn của sinh viên thuộc cả ba ngành Địa chất học, ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, và ngành Công nghệ Quan trắc và Giám sát tài nguyên môi trường.

Tuyển sinh năm 2024

Thông báo tuyển sinh thạc sĩ và tiến sĩ đợt 2 năm 2023
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ và tiến sĩ đợt 2 năm 2023 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đợt 2 năm 2023. Các ngành đào tạo tại Khoa Địa chất gồm: . Thạc sĩ Địa chất học Thạc sĩ Thạch học khoáng vật và địa hóa Thạc sĩ Địa chất môi trường Tiến sĩ Địa chất học Tiến sĩ Thạch học khoáng vật và địa hóa Chi tiết về từng ngành học, xem tại đây: https://geology.hus.vnu.edu.vn/saudaihoc/ . Hạn nộp hồ sơ: 30/8/2023 Chi tiết thông báo xem link phía cuối trang. Biểu mẫu được đăng trên website của Trường ĐHKHTN. http://tuyensinh.hus.vnu.edu.vn/sau-dai-hoc.html Link đăng ký tuyến sinh online: http://tssdh.vnu.edu.vn/ Công bố kết quả tuyển sinh: trước 27/9/2023 Link đăng ký học bổng cho nghiên cứu sinh: http://hocbong.vnu.edu.vn . Chỉ tiêu tuyển sinh theo từng chuyên ngành có thế được điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế. Đối với bậc thạc sĩ, ngành đúng, ngành phù hợp tuyển sinh đầu vào gồm: Địa chất học, Thạch học khoáng vật và địa hóa, Địa chất môi trường, Địa kĩ thuật-Địa môi trường, Kĩ thuật địa chất,… Đối với bậc thạc sĩ, các ngành chấp nhận đầu vào, nhưng cần bổ sung kiến thức: – Quản lí tài nguyên thiên nhiên – Quản lí tài nguyên và môi trường – Địa lí tự nhiên – Khí tượng học – Thủy văn – Hải dương học – Khoa học môi trường – Khoa học đất – Kĩ thuật địa vật lí – Kĩ thuật trắc địa-bản đồ – Kĩ thuật biển – Kĩ thuật mỏ – Kĩ thuật dầu khí – Kĩ thuật tuyển khoáng – Công nghệ kĩ thuật môi trường – Quản lí đất đai – Khoa học thông tin địa lí . Lớp học bổ sung kiến thức đang được lên thời khóa biểu và tổ chức trong tháng 8/2023. Các học phần bổ sung kiến thức cho đầu vào thạc sĩ bao gồm: – Địa cấu trúc và kiến tạo – Quang học tinh thể và khoáng vật học – Thạch học và thạch luận – Trầm tích và địa tầng – Địa hóa – Cổ sinh vật học đại cương Liên hệ: TS. Nguyễn Đình Thái, Trợ lý Sau đại học (vanphongkhoa.kdc@hus.edu.vn, 0936000396) Nghiên cứu sinh tham khảo giáo viên hướng dẫn, hướng nghiên cứu, hướng thực hiện luận án dưới đây: GS.TS. Đỗ Minh Đức – Địa chất – Địa kỹ thuật – Địa kỹ thuật công trình và môi trường – Phòng tránh thiên tai và ứng phó BĐKH PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Quản lí tài nguyên và môi trường – Địa chất môi trường – Ứng dụng viễn thám và GIS trong giám sát tài nguyên, môi trường và BĐKH PGS.TS. Nguyễn Tài Tuệ – Địa chất môi trường – Địa hóa môi trường – Sức tải môi trường biển – Ô nhiễm môi trường biển PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng Kiến tạo, địa động lực Tiến hóa kiến tạo địa động lực và khoáng sản liên quan PGS.TS. Nguyễn Thuỳ Dương – Địa chất học – Địa hoá học – Khoáng vật học – Dự báo biến đổi môi trường và biến đổi khí hậu ghi nhận từ trầm tích . Xem chi tiết thông báo tuyển sinh thạc sĩ 2023, đợt 2: https://geology.hus.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2023/08/Thong-bao-TS-thac-si-dot-2-nam-2023.pdf Xem chi tiêt thông báo thuyển sinh tiến sĩ 2023, đợt 2: https://geology.hus.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2023/08/thong-bao-tuyen-sinh-tien-si-dot-2-nam-2023.pdf . .  
TỔNG HỢP THÔNG TIN TUYỂN SINH 2023
TỔNG HỢP THÔNG TIN TUYỂN SINH 2023 NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MÃ XÉT TUYỂN: QHT20 Click để xem chi tiết: https://geology.hus.vnu.edu.vn/qltn/ . … NGÀNH ĐỊA CHẤT HỌC MÃ XÉT TUYỂN: QHT18 Click để xem chi tiết: https://geology.hus.vnu.edu.vn/dc/   . . NGÀNH CÔNG NGHỆ QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG MÃ XÉT TUYỂN: QHT97 Click để xem chi tiết: https://geology.hus.vnu.edu.vn/cnqt/
THANH NIÊN UỐNG SAY TRƯỚC KHI THI BÁC SĨ, NAY TRỞ THÀNH KỸ SƯ ĐỊA CHẤT KHU VỰC CỦA TẬP ĐOÀN KHAI KHOÁNG HÀNG ĐẦU NƯỚC PHÁP
THANH NIÊN UỐNG SAY TRƯỚC KHI THI BÁC SĨ, NAY TRỞ THÀNH KỸ SƯ ĐỊA CHẤT KHU VỰC CỦA TẬP ĐOÀN KHAI KHOÁNG HÀNG ĐẦU NƯỚC PHÁP THANH NIÊN UỐNG SAY TRƯỚC KHI THI BÁC SĨ, NAY TRỞ THÀNH KỸ SƯ ĐỊA CHẤT KHU VỰC CỦA TẬP ĐOÀN KHAI KHOÁNG HÀNG ĐẦU NƯỚC PHÁP Nguyễn Trọng Vân, cựu sinh viên K57 Địa chất Quốc tế vừa được bổ nhiệm vị trí “Kỹ sư Địa kỹ thuật vùng” của Tập đoàn khai khoáng Imerys (Pháp), Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trên blog WordPress Cloud Nguyễn (Nguyễn Trọng Vân) thường xuyên ghi nhật ký cá nhân, trong đó nổi bật với bài viết TÌNH DUYÊN ĐỊA CHẤT (https://trongvan98.wordpress.com/2017/10/20/tinh-duyen-dia-chat/). Vân thổ lộ mối lương duyên với nghề nghiệp, từ thanh niên ước mơ trở thành bác sĩ, nhưng số phận đưa vào Địa chất, do một cuộc nhậu tai hại đêm trước thi. Người đọc cảm nhận đam mê nghề nghiệp lớn dần trong quá trình học, đến mức một ngày trở nên cháy bỏng. Tốt nghiệp năm 2016, Nguyễn Trọng Vân giành học bổng thạc sĩ tại National Central University (Đài Loan). Với tấm bằng thạc sĩ và năng lực ngoại ngữ tốt, Vân trúng tuyển vị trí Kỹ sư Địa chất công trình của Tập đoàn Masan, làm việc tại mỏ Núi Pháo, Thái Nguyên. Vân chia sẻ, thực ra lúc đầu định ứng tuyển vị trí Kỹ sư Địa chất, tuy nhiên khi phỏng vấn bị đánh trượt do trả lời nhầm lẫn khoáng vật pyrit và chalcopyrit. Vì sự cố này mà Vân không ngừng trau dồi thêm chuyên môn để vươn lên nắm giữ vị trí quan trọng ở Masan. Bộ đồng phục màu cam dần trở nên chật chội, và hôm nay đánh dấu một chương mới trong cuộc đời, khi Vân vừa được bổ nhiệm vị trí rất quan trọng “Kỹ sư Địa kỹ thuật vùng” của Tập đoàn khai khoáng Imerys, Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tại Imerys, Vân sẽ tập trung vào các dự án về Địa kỹ thuật trong khu vực, hỗ trợ các cơ sở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về quản lý địa kỹ thuật, vận hành khai thác và lập kế hoạch mỏ, cũng như công tác an toàn. Với bề ngoài khá giống Rapper MCK, tuy nhiên Nguyễn Trọng Vân là con người sống đầy nội tâm và sâu lắng. Những trạng thái Facebook và bài viết trên blog cá nhân cho thấy một người thanh niên trải qua nhiều mất mát, tổn thương trong tình cảm và cuộc sống, nhưng đã đứng dậy mạnh mẽ nhờ nghị lực phi thường và đam mêm nghề nghiệp Địa chất cháy bỏng. Chúc Vân sẽ vượt qua mọi thách thức trong công việc mới và thành công hơn nữa trong sự nghiệp! H.N. MỜI BẠN ĐỌC XEM MỘT TRONG SỐ CÁC BÀI VIẾT CỦA CLOUD NGUYỄN (NGUYỄN TRỌNG VÂN) DƯỚI ĐÂY: “Đã từng là một thanh niên có hoài bão và ước mơ với ngành y. Lý do rất đơn giản vì tuổi thơ thanh niên gắn liền với những năm tháng đau ốm của mẹ và những năm tháng vất vả của bố con lo cho mẹ. Thế nhưng cuộc đời không như mơ, thanh niên đã thi trượt ngành y. Và lý do lại cũng hết sức đơn giản là đêm hôm trước thi đi nhậu gần tới bến. Tuy nhiên, ở một mặt trận khác thì thanh niên đã trúng tuyển vào ngành Địa Chất Học, Khoa Địa Chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nhưng nghịch lý ở đây là trước khi đăng ký thi, những câu hỏi dạng như Địa chất là gì? Địa chất học cái gì, Địa chất làm cái gì? thì thanh niên không hề biết câu trả lời. Đăng ký thi vào ngành cũng chỉ vì thanh niên muốn được đi, muốn được ngao du sơn thủy, đầu đội trời chân đạp đất :)) Thế nhưng rồi thế giới đảo lộn, từ đây một nhà Địa chất thực thụ đã được ươm mầm (just kidding). Bắt đầu từ những buổi đầu chập chững học môn tiếng anh chuyên ngành, tra từng chữ, dịch từng từ. Những khái niệm cơ bản nhất về Khoa học Trái đất được hình thành trong bộ não xám xịt của một thanh niên ngáo lợn. Và cứ thế dần dần lượng kiến thức vô cùng khiêm tốn đó và bộ não tư duy cấp tiểu học được nâng cấp lên một cấp độ mới. Rồi mầm non ấy được nuôi dưỡng và chăm sóc tận tình, chu đáo bởi một tập thể hùng hậu các Giáo sư, Tiến sỹ cũng như tập thể cán bộ công nhân viên chức của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung và Khoa Địa Chất nói riêng. Những con người thầm lặng ấy bằng tất cả nhiệt huyết, tấm chân tình của mình đã ít nhiều truyền nguồn cảm hứng và ngọn lửa đam mê khoa học đến một bộ phận không nhỏ sinh viên… Từ tất cả những kiến thức có được, bằng những tư duy móc nối-logic và sự tò mò vốn có, thoạt nhiên niềm đam mê ấy cứ thế lớn lên qua từng môn học, qua từng ngày và từng chuyến đi thực địa. Tưởng chừng như niềm đam mê mãnh liệt trong những con người đó sẽ ngày một lớn mạnh thì cuộc sống ổn định lại là một vật cản. Một câu hỏi đặt ra cứ đam mê theo đuổi ngành liệu có kiếm được đủ tiền để nuôi chính bản thân và gia đình nhỏ sau này. Đôi khi cuộc sống, đồng tiền làm cho con người ta phải từ bỏ đam mê của mình”. (https://trongvan98.wordpress.com/…/20/tinh-duyen-dia-chat/)

Sinh viên & Cựu sinh viên

CỰU SV KHOA ĐỊA CHẤT GIÀNH GIẢI THƯỞNG “CÔNG BỐ KHOA HỌC XUẤT SẮC NHẤT NĂM 2022” CỦA VIỆN HÀN LÂM KH&CN VN
September
2023
03
CỰU SV KHOA ĐỊA CHẤT GIÀNH GIẢI THƯỞNG “CÔNG BỐ KHOA HỌC XUẤT SẮC NHẤT NĂM 2022” CỦA VIỆN HÀN LÂM KH&CN VN CỰU SV KHOA ĐỊA CHẤT GIÀNH GIẢI THƯỞNG “CÔNG BỐ KHOA HỌC XUẤT SẮC NHẤT NĂM 2022” CỦA VIỆN HÀN LÂM KH&CN VN . TS. NGUYỄN NGỌC ANH, cựu sinh viên (K46), học viên cao học và nghiên cứu sinh Khoa Địa chất, đang công tác tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, đã giành phần thưởng trị giá 30 triệu đồng với thành tích “CÔNG BỐ KHOA HỌC XUẤT SẮC NHẤT năm 2022”. . . Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Viện Hàn lâm KH&CN VN thông qua đề tài VAST05.01/20-21, TS. Nguyễn Ngọc Anh vai trò Chủ nhiệm. Kết quả nổi bật của đề tài thể hiện trong bài báo “An insight into source apportionment of metals in superficial sediments from the Tien Hai nature reserve of the Red River delta, Vietnam” đăng trên tạp chí MARINE POLLUTION BULLETIN (IF ~7.0), đã được trao giải ở lĩnh vực KHOA HỌC BIỂN, tháng 12/2022. Đặc biệt, việc phân tích các tham số vật lý và hóa học của trầm tích phục vụ cho công bố được hỗ trợ từ một số giảng viên Khoa Địa chất. . . Năm 2022, lần đầu tiên Viện Hàn lâm KH&CN VN tổ chức lựa chọn, đánh giá công trình khoa học xuất sắc nhất năm cho các lĩnh vực nghiên cứu. Thông qua 3 cấp Hội đồng khoa học cơ sở, Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng thẩm định của Viện Hàn lâm KH&CN VN, đã lựa chọn được 05 công trình công bố xuất sắc nhất trong các lĩnh vực: Toán học – CNTT; Cơ học – Vật lý – CN Vũ trụ; Khoa học vật liệu; Môi trường – Năng lượng; và Khoa học Biển. TS. Nguyễn Ngọc Anh giành chiến thắng ở lĩnh vực Khoa học Biển. Liên quan đến đề tài VAST05, Chủ nhiệm đề tài đã có tổng cộng 04 công bố quốc tế trong ~3 năm đã qua. Được biết, TS. Nguyễn Ngọc Anh sinh trưởng trong gia đình có hai thế hệ nối tiếp học tập tại Khoa Địa chất, cũng như gắn bó với Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (tại Hải Phòng). Anh học tập liên tục tại Khoa Địa chất từ bậc đại học (giai đoạn 2001-2005, K46), thạc sĩ (2005-2008), cho đến tiến sĩ (2009-2014). Lúc sinh thời, cha của TS. Nguyễn Ngọc Anh đã truyền cho con trai tình yêu nghề, tính kiên định tuyệt vời để vượt qua nghịch cảnh, để dũng cảm chọn lối đi riêng. Ông cũng từng học đại học và (phó) tiến sĩ tại Khoa trong những năm ~1970 và ~1990! H.N.

Khoa học Công nghệ

HỘI THẢO KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HỘI TRẦM TÍCH VIỆT NAM HỘI THẢO KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HỘI TRẦM TÍCH VIỆT NAM Sáng 19/8/2023, Hội Trầm tích Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học thường niên năm 2023 tại Khoa Địa chất. Đến dự có PGS.TS. Đỗ Cảnh Dương, Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Chủ tịch đương nhiệm Tổng hội Địa chất Việt Nam; GS.TS. Trần Văn Trị, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất VN; PGS.TS. Phạm Huy Tiến – Nguyên Chủ tịch Hội trầm tích VN; các lãnh đạo các hội chuyên ngành trực thuộc Tổng hội Địa chất, và đông đảo hội viên Hội trầm tích VN đến từ các trường, viện và các cơ sở đào tạo nghiên cứu khác trong cả nước. GS.TS.NGND. Trần Nghi, Chủ tịch Hội Trầm tích Việt Nam khai mạc và chủ trì hội thảo. . . . Hội thảo khoa học thường niên năm 2023 của Hội Trầm tích Việt Nam năm diễn ra với 4 báo cáo khoa học được lựa chọn trình bày trực tiếp và các thảo luận chuyên đề để nâng cao hơn nữa hoạt động chuyên môn của hội. Danh sách các báo cáo được trình bày bao gồm: . . . 1. GS.TS.NGND. Trần Nghi: Những đổi mới sáng tạo – trường phái nghiên cứu về trầm tích luận ở Việt Nam. . . . 2. NCS. Trần Ngọc Diễn, TS. Hoàng Anh Khiển: Thống nhất thang địa tầng trầm tích Đệ tứ phần đất liền ven biển và biển ven bờ Việt Nam. . . . . 3. TS. Nguyễn Văn Hướng, PGS.TS. Nguyễn Thùy Dương, TS. Nguyễn Đình Thái, ThS. Đỗ Trọng Quốc, TS. Nguyễn Thị Hồng, NCS. Đào Trung Hoàn, PGS.TS. Đinh Xuân Thành, NCS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, TS. Nguyễn Thùy Dương, NCS. Đặng Xuân Tùng Cổ khí hậu Pleistocen muộn – Holocen khu vực Tây Nguyên từ trầm tích Biển Hồ Gia Lai. . . . 4. TS. Nguyễn Minh Quảng, PGS.TS. Doãn Đình Lâm, TS. Vũ Văn Hà, TS. Hoàng Văn Thà: Môi trường trầm tích Holocen đồng bằng châu thổ sông Mã. . . . Phát biểu của các đại biểu và câu hỏi của các hội viên tham dự như PGS.TS. Đỗ Cảnh Dương, PGS.TS. Phạm Huy Tiến, GS.TS. Trần Văn Trị, TS. Ngô Quang Toàn, TS. Hoàng Anh Khiển, PGS.TS. Nguyễn Tài Tuệ,… đánh giá cao tính chuyên môn của hội thảo chuyên môn do Hội tổ chức, khảng định vai trò quan trọng của nghiên cứu trầm tích với hoạt động địa chất khoáng sản, đồng thời đánh giá cao đóng góp của GS. Trần Nghi trong đào tạo và nghiên cứu trầm tích ở Việt Nam. Các hội viên tham gia cũng đóng góp ý kiến để tăng cường hoạt động khoa học thường niên của Hội trầm tích Việt Nam, đa dạng hơn nữa chủ đề thảo luận chẳng hạn liên quan đến thạch học các đá carbonat phục vụ đối tượng thăm dò-khai thác dầu khí mới ở Việt Nam, tăng cường các hoạt động tư vấn – phản biện để hoạt động Hội ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của Tổng Hội Địa chất Việt Nam. Trước khi kết thúc phần thảo luận, các hội viên chia sẻ các tác phẩm mới, trong đó có các bài thơ mới xuất bản. . . . . . . . Hội thảo khoa học thường niên Hội trầm tích Việt Nam năm 2023 đã diễn ra thành công tốt đẹp với chất lượng chuyên môn cao. Các đại biểu và hội viên tiếp tục tham dự giao lưu trực tiếp để trao đổi hợp tác nghiên cứu tại HUS Cafeteria. H.N.