THÔNG TIN CÁ NHÂN
TS. Nguyễn Thị Thu Cúc
Hướng nghiên cứu: Ứng dụng Cổ sinh trong nghiên cứu cổ sinh thái và biến đổi khí hậu, di sản địa chất và địa chất du lịch
Thời gian công tác tại Khoa: Từ 2006 – nay
Chức vụ: Giảng viên
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý và phát triển tài nguyên, P. 612, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: thucuc_kdc@vnu.edu.vn
Điện thoại: +84-24-35587062
Công trình tiêu biểu
Diatomeae là một nhóm tảo có thành phần SiO2.nH2O sống phổ biến trong môi trường nước từ lục địa ra tới biển khơi. Diatomeae có khả năng quang hợp như những cây thực thụ; do cần ánh sáng để quang hợp nên vùng sống của chúng giới hạn ở lớp nước không sâu hơn 100m. Chúng có thể xuất hiện cả ở những vùng cực, nơi mà quá lạnh đối với các nhóm thực vật trôi nổi khác. Phần lớn Diatomeae thích ứng với nhiệt độ nhất định của nước nên chúng có thể sử dụng để xác định điều kiện cổ nhiệt độ. Hóa thạch Diatomeae còn được sử dụng như một nhân tố chỉ thị cho độ muối, để dự đoán giai đoạn băng hà/gian băng của thời kỳ băng hà, và để dựng lại hình ảnh lịch sử của dòng biển (đặc biệt là vùng nước đáy Nam Cực). Diatomeae mang những đặc điểm sinh thái rất đặc trưng. Trong các môi trường khác nhau, điều kiện sống khác nhau, phát triển những dạng Diatomeae khác nhau. Vì vậy phân tích Diatomeae trong trầm tích giúp xác định một cách tin cậy điều kiện lắng đọng của chúng cũng như lập lại lịch sử thành tạo môi trường trầm tích.
Một số loài Diatomeae đặc trưng cho môi nước mặn trong trầm tích Holocen đồng bằng sông Mekong
Một số loài Diatomeae đặc trưng cho môi trường nước lợ trong trầm tích Holocen đồng bằng sông Mekong
Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật
A) Các bài báo khoa học
- Tong-Dzuy Thanh, Ta Hoa Phuong, Janvier Philippe, Nguyen Huu Hung, Nguyen Thi Thu Cuc, Nguyen Thuy Duong , 2013, Silurian and Devonian in Vietnam Stratigraphy and facies, Journal of Geodynamics 69 (2013) 165-185. http://www.elsevier.com/locate/jog.
- Nguyễn Thùy Dương, Tạ Hòa Phương, Nguyễn Thị Thu Cúc, 2014, Đánh giá vai trò của công viên địa chất trong phát triểndu lịch bền vững ở Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 30 (25), số 2S tr. 92-100.
- Nguyễn Thị Thu Cúc, Doãn Đình Lâm (2013), Diatom Responses to Holocene Environmental Changes in the Tiền Delta- Mekong River System, VNU Journal of Earth and Environmental Sciences, 29 (3) p.14-25. Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thu Cúc, Đào Thị Miên, Vũ Văn Hà (2010), Diatomeae và ý nghĩa cổ sinh thái trong trầm tích Holocen- hiện đại vùng cửa sông ven biển sông Tiền, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 48 (2A), tr.856-866, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
- Đào Thị Miên, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), Ý nghĩa của các phức hệ Diatomeae trong việc xác định nguồn gốc cuối Holocen giữa – Holocen muộn ở một số đồng bằng ven biển Việt Nam. Tc. Địa chất, 295 (A), tr. 1-14, Cục Địa chất và khoáng sản Việt nam, Hà Nội
- Đào Thị Miên, Nguyễn Ngọc, Phạm Quang Trung, Nguyễn Thị Thu Cúc (2004), Đặc điểm vi cổ sinh ở khu vực đầm Thị Nại (Quy Nhơn- Bình Định) và một số vấn đề liên quan, Tc. Các Khoa học về Trái Đất, (4 PC) tr. 474-481, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
- Đào Thị Miên, Doãn Đình Lâm, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thị Thu Cúc (2003) Đặc điểm trầm tích tầng mặt và tảo Diatomeae Holocen ở khu vực biển nông Tây Nam mũi Cà Mau, Các Khoa học về Trái Đất, 25 (4 PC), tr. 408-422, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
- Đào Thị Miên, Lê Văn Võ, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thị Thu Cúc, 2001. Vi cổ sinh (Tảo silic, Trùng lỗ) Holocen và môi trường thành tạo trầm tích ở đồng bằng Thanh Hóa. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, tập 23 (1) trang 33-41.
B) Sách chuyên khảo
- Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (chủ biên), Hoàng Thị Minh Thảo và Nguyễn Thị Thu Cúc (thư ký) và nnk, 2016. Bách khoa thư địa chất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội., 1600 trang.