Trong vũ trụ học mãi đến thế kỷ thứ 17 với Galileo và Copernicus thuyết “Nhật Tâm” ( Trái Đất quay quanh mặt trời) mới được thừa nhận. Trước đó, Aristarchus lần đầu tiên nêu ra thuyết Nhật tâm (270 TCN). Sau đó, trong văn minh Ấn độ Trung cổ, Aryabhata (476-550 ) trong kiệt tác “ Aryabhatiya” đã dựng nên mô hình thuyết Nhật tâm. Tuy vậy đến 1632 Copernicus bị giáo hội bắt giam vì thuyết Nhật tâm được viết trong “ Đối thoại về hai hệ thống thế giới” của ông ta.
Galileo và Copernicus với thuyết “Nhật Tâm”
Ngày nay không ai còn lạ gì thuyết Nhật Tâm, Trái Đất quay quanh mặt trời là điều hiển nhiên đến mức không ai quan tâm đến nó nữa. Nhưng tôi muốn nhắc lại thuyết Nhật Tâm với hoa văn trên trống đồng cổ đã từng tồn tai trên lãnh thổ Đông Nam Á từ cổ đại.
Hoa văn trên mặt trống đồng cổ đại đích thực là bản tuyên ngôn chính thức và tường minh về học thuyết Nhật Tâm. Và như vậy, trống đồng cổ đại vùng Đông nam Á không những là di tích một nền văn minh thời đai đồ đồng, mà còn là di tích một nền văn minh đủ sáng lập ra học thuyết vũ trụ đúng đắn “Nhật tâm”, học thuyết đó mãi đến thế kỷ 17 Giáo Hội mới thừa nhận.
Nhìn trên bề mặt trống đồng, trước hết ta hãy gác một bên những ngưỡng mộ người đời xưa về nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật mô phỏng với nhiều ẩn dụ về thiên văn học v.v.., mà hãy nhìn tổng thể một không gian từ mặt Đất mênh mông cho đến Mặt Trời : một không gian bao la vô tận.Cận cảnh là Trái Đất với nhiều tầng thể hiện sinh hoạt thế giới cọn người, từ lao động sản xuất, nghệ thuật và vui chơi giải trí, trong đó có nhiều ẩn dụ bác học về thiên văn học.Xa hơn theo phối cảnh không gian, Mặt Trời nằm ở trung tâm họa bích với kích thước lớn nhất, đang tỏa sáng sinh động với những tia sáng tượng trưng. Trên thế giới Trái đất, mọi sinh vật từ con chim đến con người, lưng đều hướng về Mặt trời, biểu hiện một không gian sinh hoạt dưới bầu trời mà trung tâm là mặt trời tuy nằm giữa họa bích nhưng theo phối cảnh không gian là vật thể có tầm cao nhất : Mặt Trời. Đó là cách phối cảnh không gian lập thể tuyệt vời mà ngày nay hiếm có họa sĩ nào có được cách thể hiện theo đúng hình học không gian một cách tuyệt vời như vậy.
Nhưng mấu chốt của toàn bộ bộ họa bích thần kỳ đó là sự thể hiện một chiều thứ tư ( 4D) : sự chuyển động của mọi vật thể trong không gian 3 chiều (3D).
Nếu ta chấp nhận những nhận định của nhiều nhà khoa học về thiên văn học trống đồng cổ đại, trong đó bao hàm ý nghĩa niên lịch năm tháng, thì mọi sinh vật trên các tầng Trái Đất từ bề mặt với xe cộ và con người và cho đến bầu trời với chim bay đều hướng về một phía, hoàn toàn một hướng. Đó chẳng phải là chiều chuyển động của thời gian hay sao? Theo đó ta có thể lội ngược về quá khứ hay hướng tới tương lai.
Tuy vậy trên bích hoạ đó còn cho ta nhìn một phối đồ không gian bao la từ Bề mặt Trái Đất cho đến Mặt Trời. Từ cận cảnh Trái đất với những tầng văn hoá của con người từ lao động sản xuất trên đồng ruộng, chèo thuyền trên sông cho đến múa hát, và chôn cất người chết…Tiếp theo, bầu trời với đàn chim bay theo một hướng, hướng đó cũng là hướng chung mọi sinh vật dưới bề mặt Trái Đất.Nhìn trên bích hoạ đó ta có thể cảm nhận được Trái Đất quay quanh mặt Trời. Đích thực với phương thức 4D đó, người cổ đại đã xác minh một cách tường minh Trái Đất quay quanh Mặt Trời : thuyết Nhật Tâm đã có từ khi trống đồng đúc ra với một hàm ý bác học về thiên văn học mà mãi đến thế kỷ thứ 17 sau Công nguyên loài người mới chính thức thừa nhận!
Trong sử học, khi nói về Văn Hoá Đông Sơn, Thời Văn Lang. Âu lạc , nhà sử học người Pháp Madeleine Colani (1940) đã viết : “ các trang trí trên trống đồng cho thấy những vết tích của tôn thờ Mặt Trời . Người, chim và hươu di chuyển thành những vòng tròn đồng tâm xung quanh hình sao chiếu sáng ở trung tâm, hình ảnh của mặt trời. Sự di chuyển hay vũ điệu của họ luôn luôn theo một hướng , đó là hướng của Trái đất xung quanh mặt trời. Tất cả đều tôn thờ hành tinh đem lại sự sống cho mọi người”.
Nhìn bích họa trên mặt Trống Đồng cổ đại ta có thể thấy chuyển động thật sự của Trái Đất chung quanh Mặt Trời. Bích họa không những sống động về phong cách thể hiện 4D mà còn sâu sắc về ý nghĩa bác học.
GS. Phan Trường Thị
Khoa Địa chất – Trường ĐHKHTN