Phòng thí nghiệm Hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

1. Giới thiệu chung về phòng:

Phòng thí nghiệm kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) phục vụ phân tích hình ảnh, cấu trúc và thành phần các vật liệu siêu nhỏ (kích thước tới nanomet) trong các nghiên cứu địa chất, vật lý, hóa học, vật liệu,…

  • Thông số kỹ thuật:

– Model: FEI Tecnai G2-20

– Hãng sản xuất: Field Electron and Ion Company (FEI)

Hệ thống kính hiển vi điện tử truyền qua TEM FEI Tecnai G2-20

  • Tính năng:

– Hệ thống TEM được trang bị cho Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một trong những hệ thống hiện đại nhất ở Việt Nam, nó có những tính năng ưu việt sau:

– Tạo ra ảnh thật với khả năng phân giải siêu cao (tới cấp độ nguyên tử), với chất lượng cao đặc biệt. TEM cho ta hình ảnh về cấu trúc vi mô bên trong mẫu vật rắn. – Bên cạnh chức năng chụp ảnh siêu hạng, TEM đem đến cho ta nhiều phép phân tích với độ chính xác cũng như độ phân giải siêu cao, liên quan đến đặc tính, cấu trúc hóa học, hay cấu trúc điện từ của mẫu chất rắn.

  • Các loại ảnh TEM có thể chụp được:

– Ảnh điện tử truyền qua trường sáng, trường tối, ảnh độ phân giải cao (bright TEM imaging, dark TEM imaging, bright HR-TEM imaging, dark HR-TEM imaging)

– Ảnh nhiễu xạ điện tử (ED)

– Ảnh điện tử truyền qua quét (STEM)

– Phân tích thành phần nguyên tố (EDX)

– Ảnh điện tử truyền qua kết hợp phân tích nguyên tố (TEM-EDX)

– Ảnh điện tử truyền qua quét kết hợp phân tích nguyên tố theo điểm, đường, vùng (mapping)

  • Các lĩnh vực áp dụng:

– Với những tính năng ưu việt như trên hệ thống TEM được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa học liên quan đến cấu trúc nano như: Địa chất, vật lý, khoa học vật liệu… Hiện nay Khoa Địa chất đang đào tạo một đội ngũ cán bộ có tay nghề cao trong việc vận hành và sử dụng hệ thống TEM đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu cấu trúc vi tinh thể các loại đất đá, các loại vật liệu nano

2. Hiệu quả sử dụng:

Công trình công bố:

  1. Thao Hoang-Minh, Jörn Kasbohm, Lan Nguyen-Thanh, Pham Thi Nga, Le Thi Lai, Nguyen Thuy Duong, Nguyen Duc Thanh, Nguyen Thi MinhThuyet, Dao Duy Anh, Roland Pusch, Sven Knutsson, Rafael Ferreiro Mählmann. Use of TEM-EDX for structural formula identification of clay minerals: a case study of Di Linh bentonite, Vietnam. Journal of Applied Crystallography 52 (2019), 133–147. Doi: 10.1107/S1600576718018162.

3. Liên hệ: Phòng 101/T2- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN

– TS. Bùi Văn Đông (Email: dongbv102@gmail.com)

– ThS. Phạm Thị Nga

Điện thoại: 091 6402467; Email: phamthinga.geok54@gmail.com

Tin Liên Quan