Phòng thí nghiệm Đồng vị bền

 

Thông tin liên hệ  

Cán bộ phụ trách:

  • TS. Nguyễn Tài Tuệ (Trưởng phòng thí nghiệm)
  • TS. Phan Thanh Tùng
  • TS. Lưu Việt Dũng
  • ThS. Hà Sỹ Trung
  • ThS. Đặng Minh Quân

Liên hệ:

Địa chỉ: Phòng 501, Nhà T2- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: tuenguyentai@gmail.com

Điện thoại: 0916698697

1. Giới thiệu về phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm đồng vị bền, Khoa Địa chất được thành lập từ năm 2012 trên cơ sở đầu tư từ các dự án trọng điểm của Đại học Quốc Gia Hà Nội. Phòng thí nghiệm đồng vị bền được trang bị hệ thống phân tích tỉ số đồng vị bền của hãngNu-Perspective và các thiết bị phụ trợ. Phòng thí nghiệm có thể phân tích các tỷ số đồng vị bền δ13C, δD, δ15N, δ18O và δ34S trong chất lỏng, nước, đất, trầm tích, carbonate và mẫu sinh vật. Các tỉ số đồng vị bền được phân tích bằng các phương pháp phân tích nguyên tố (Element Analyzer – EA), hệ phân tích chất lỏng và khí (GasPrep), hệ thống sắc ký khí (Gas chromatography) và hệ phân tích nhiệt phân nhiệt độ cao (High temperature Thermal conversion – HT). Quá trình phân tích được giám sát tự động liên tục bằng hệ thống máy tính và các chất chuẩn quốc tế.

 

2. Hệ thống thiết bị chính

  • Hệ thống phân tích thành phần nguyên tố và phân tích nhiệt phân nhiệt độ cao(Eurovector EA3000):

 

  • Hệthống phân tích chất lỏng và khí (GasPrep):

 

  • Hệ thống sắc ký khí (Gas chromatography)

 

  • Hệ thống phân tích tỷ số đồng vị bền IRMS – Nu Perspective

 

3. Các lĩnh vực ứng dụng

Phân tích đồng vị bền của các nguyên tố C, H, N, O và S được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau gồm: địa chất, địa hóa, môi trường, sinh thái, thủy văn, khảo cổ, nông nghiệp, biến đổi khí hậu,…

Một số ứng dụng của phân tích đồng vị bền có thể liệt kê như sau:

  • Lĩnh vực nghiên cứu địa chất và địa hóa:Nghiên cứu quá trình thành tạo khoáng vật, nhiệt độ thành tạo khoáng vật, quá trình thành tạo trầm tích cơ học và hóa học, nghiên cứu quá trình địa chất, tiến hóa của sinh giới,…
  • Lĩnh vực nghiên cứu môi trường: xác định nguồn gốc chất gây ô nhiễm, tích lũy các độc tố trong chuỗi/lưới thức ăn, xác định tác động của hoạt động nhân sinh đến môi trường, phục hồi điều kiện cổ môi trường trong các bồn trầm tích (đồng bằng châu thổ, biển, hồ và các thủy vực),…
  • Lĩnh vực thủy văn:xác định sự biến động tài nguyên nước mặt, nước ngầm, quá trình di chuyển nước mặt, nước ngầm, lập bản đồ thủy văn đồng vị (isocape),…
  • Lĩnh vực sinh thái:nghiên cứu quá trình trao đổi chất của thực vật với môi trường, xác định nguồn gốc thức ăn của động vật, xác lập chuỗi/lưới thức ăn, quá trình di cư của động vật, tác động của hoạt động nhân sinh đến hệ sinh thái,…
  • Lĩnh vựckhảo cổ: xác định nguồn thức ăn của người cổ, xác định quá trình di cư,…
  • Lĩnh vực nông nghiệp:nghiên cứu quá trình trao đổi chất của cây trồng với môi trường, xác định nguồn gốc nông sản, chỉ dẫn địa lý,…
  • Lĩnh vực biến đổi khí hậu: nghiên cứu biến đổi nhiệt độ, lượng mưa; phục hồi điều kiện cổ khí hậu trong cột băng tuyết, cột trầm tích, san hô, vòng vân gỗ,…

Một số đề tài dự án đã/đang triển khai áp dụng phương pháp phân tích đồng vị bền

1. Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và tương đương

  • Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, hoạt động nhân sinh nhằm đề xuất giải pháp, mô hình phát triển bền vững khu vực ven sông Hậu. Thực hiện từ 2018-2020.
  • Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường khu vực cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý. Thực hiện từ 2018-2020.
  • Nghiên cứu xác lập bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững vùng ven biển Việt Nam, thử nghiệm ứng dụng cho vùng điển hình và đề xuất giải pháp. Thực hiện từ 2017-2020.
  • Nghiên cứu so sánh các quá trình sinh địa hóa carbon hữu cơ tronghệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng Rui (Quảng Ninh) và Khu dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Thực hiện từ 2016-2019.

2. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ và tương đương

  • Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, quy trình đánh giá chất lượng hệ sinh thái vùng biển ven bờ bằng công nghệ tiên tiến phục vụ quản lí tài nguyên và môi trường. Thực hiện từ 2018-2021.
  • Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và tính bền vững của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực cửa sông Hồng. Thực hiện từ 2019-2021.
  • Nghiên cứu đánh giá đa lợi ích từ rừng ngập mặn nhằm nâng cao tính bền vững và duy trì sinh kế cộng đồng ở khu vực ven biển, lấy ví dụ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thực hiện từ 2018-2020.
  • Nghiên cứu xây dựng và áp dụng phương pháp hồi phục đặc điểm cổ khí hậu Holocen bằng phân tích đồng vị bền trong trầm tích ở miền Bắc, Việt Nam. Thực hiện từ năm 2016-2018.

Một số công trình nghiên cứu ứng dụng phân tích đồng vị bền

A. Bài báo ISI/SCOPUS

  1. Nguyen Tai Tue, Dang Minh Quan, Pham Thao Nguyen, Luu Viet Dung, Tran Dang Quy và Mai Trong Nhuan (2019). Holocene environmental changes in Red River delta, Vietnam as inferred from the stable carbon isotopes and C/N ratios. Journal of Earth System Science, 128(1): 15.
  2. Nguyen Tai Tue, Pham Thao Nguyen, Dang Minh Quan, Luu Viet Dung, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, Nguyen Dinh Thai (2018). Sedimentary composition and organic carbon sources in mangrove forests along the coast of northeast Vietnam. Regional Studies in Marine Science, 17: 87-94.
  3. Van Hieu Pham, Viet Dung Luu, Nguyen Tai Tue, Omori Koji (2017). Will restored mangrove forests enhance sediment organic carbon and ecosystem carbon storage? Regional Studies in Marine Science, 14: 43-52.
  4. Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, Luu Viet Dung, Nguyen Dinh Thai (2017). Tracing carbon transfer and assimilation by invertebrates and fish across a tropical mangrove ecosystem using stable isotopes. Marine Ecology, 38(5): e12460.
  5. Nguyen Tai Tue, Luu Viet Dung, Mai Trong Nhuan, K. Omori (2014). Carbon storage of a tropical mangrove forest in Mui Ca Mau National Park, Vietnam. Catena, 121: 119−126.
  6. Nguyen Tai Tue, H. Hamaoka, Tran Dang Quy, A. Sogabe, Mai Trong Nhuan, Nguyen Thanh Nam, K. Omori (2014). Dual isotope study of food sources of a fish assemblage in the Red River mangrove ecosystem, Vietnam. Hydrobiologia, 733: 71−83.
  7. Nguyen Tai Tue, H. Hamaoka, A. Sogabe, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2012). Food sources of macro-invertebrates in an important mangrove ecosystem of Vietnam determined by dual stable isotope signatures. Journal of Sea Research, 72: 14−21.
  8. Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy, H. Hamaoka, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2012). Sources and exchange of particulate organic matter in an estuarine mangrove ecosystem of Xuan Thuy National Park, Vietnam. Estuaries and Coasts, 35: 1060−1068.
  9. Nguyen Tai Tue, Nguyen Thi Ngoc, Tran Dang Quy, H. Hamaoka, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2012). A cross-system analysis of sedimentary organic carbon in the mangrove ecosystems of Xuan Thuy National Park, Vietnam. Journal of Sea Research, 67: 69−76.
  10. Nguyen Tai Tue, H. Hamaoka, A. Sogabe, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2011). The application of δ 13C and C/N ratios as indicators of organic carbon sources and paleoenvironmental change of the mangrove ecosystem from Ba Lat Estuary, Red River, Vietnam. Environmental Earth Sciences, 64: 1475−1486.2. Bài báo đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế
  11. Luu Viet Dung, Nguyen Tai Tue, Pham Van Hieu, Mai Trong Nhuan và Koji Omori (2016a). Sources of sedimentary organic carbon in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Vietnam. In: M.T. Nhuan, N.V. Vuong, D.M. Duc và T.M. Lieu (Editors), Energy and Sustainability. Vietnam National University Press, Hanoi, Hanoi, pp. 254-257.
  12. Luu Viet Dung, Nguyen Tai Tue, Pham Van Hieu, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan và Koji Omori (2016b). Tracing organic carbon dynamics in mangrove ecosystems using stable isotope analysis. In: M.T. Nhuan, N.V. Vuong, D.M. Duc và T.M. Lieu (Editors), Energy and Sustainability. Vietnam National University Press, Hanoi, Hanoi, pp. 24-29.
  13. Pham Van Hieu, Luu Viet Dung, Nguyen Tai Tue, Dang Minh Quan và Koji Omori (2016). Change in sources of sedimentary organic carbon during mangrove restoration in Thanh Hoa province, Vietnam. In: M.T. Nhuan, N.V. Vuong, D.M. Duc và T.M. Lieu (Editors), Energy and Sustainability. Vietnam National University Press, Hanoi, Hanoi, pp. 258-261.
  14. Nguyen Tai Tue, Luu Viet Dung, Mai Trong Nhuan và Koji Omori (2013). Applications of stable isotopes in marine ecosystem studies. In: M.T. Nhuan, H. Ohtsu, P.H. Giao và N.V. Vuong (Editors), Natural Resources Engineering and Disaster mititation for Infrastructure development Vietnam National University Publisher, Hanoi, pp. 181-186.
  15. Nguyen Tai Tue, Hideki Hamaoka, Atsushi Sogabe, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan và Koji Omori (2011). Sources of sedimentary organic carbon in mangrove ecosystems from Ba Lat Estuary, Red River, Vietnam. In: Omori K et al., (ed) Modeling and Analysis of Marine Environmental Problems.Terrapub pp. 151-157 (Environmental Chemistry, vol 5). In: K. Omori, X. Guo, N. Yoshie, N. Fujii, I.C. Handoh, A. Isobe và S. Tanabe (Editors), Modeling and Analysis of Marine Environmental Problems. TERRAPUB, Ehime University, pp. 271.
  16. Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy, Hideki Hamaoka, Luu Viet Dung, Mai Trong Nhuan và Koji Omori (2012). Depth Profiles of δ13C and Trace Element Concentrations in Mangrove Ecosystem of Tien Hai Natural Reserve, Vietnam. In: K.M. M. Kawaguchi, H. Sato, T. Yokokawa, T. Itai, T. M. Nguyen, J. Ono and S. Tanabe (Editor), Interdisciplinary Studies on Environmental Chemistry—Environmental Pollution and Ecotoxicology,. TERRAPUB, Tokyo, Ehime University, Matsuyama, pp. 463-470.

B. Bài báo trong nước

  1. Pham Thao Nguyen, Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy và Nguyen Dinh Thai (2016). Quantifying organic carbon storage and sources in sediments of Dong Rui mangrove forests, Tien Yen district, Quang Ninh province using carbon stable isotope. Vietnam journal of earth sciences, 38(4): 297-306.
  2. Đặng Minh Quân, Nguyễn Tài Tuệ, Phạm Thảo Nguyên, Lưu Việt Dũng và Trần Đăng Quy (2018). Phục hồi điều kiện cổ môi trường khu vực hồ Ao Tiên, Vườn Quốc gia Ba Bể bằng phương pháp đồng vị bền. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, 34(2): 40-50.
  3. Trần Đăng Quy và Nguyễn Tài Tuệ (2012). Phân bố tổng carbon hữu cơ (TOC), tổng nitơ (TN), tỷ số TOC/TN và giá trị đồng vị bền carbon (δ13C) của vật chất hữu cơ trong trầm tích. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 33(4): 616-624.
  4. Trần Đăng Quy, Nguyễn Tài Tuệ và Mai Trọng Nhuận (2012). Đặc điểm phân bố các nguyên tố vi lượng trong trầm tích tầng mặt vịnh Tiên Yên. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 34(1): 10-17.
  5. Nguyễn Tài Tuệ, Lưu Việt Dũng, Nguyễn Đình Thái và Mai Trọng Nhuận (2018). Xác định nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, 34(4).
  6. Nguyễn Tài Tuệ, Phạm Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Đăng Quy, Đặng Minh Quân, Nguyễn Đình Thái và Mai Trọng Nhuận (2016). Đặc điểm điều kiện địa hóa sinh thái của sá sùng (Sipuculus nudus) ở rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, 32(2S): 177-186.

Tin Liên Quan