PGS. TS. NGUYỄN VĂN VƯỢNG

THÔNG TIN CÁ NHÂN

PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng

Hướng nghiên cứu:

  • Địa chất Cấu trúc và Kiến tạo
  • Địa động lực và tai biến
  • Địa chất Việt Nam
  • Nghiên cứu tổng hợp tài nguyên-môi trường và phát triển bền vững

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 1986 – nay

Chức vụ:

  • Nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Địa chất lịch sử (1998-2003)
  • Nguyên Phó chủ nhiệm khoa Địa chất (2003-2008)
  • Nguyên Chủ nhiệm khoa Địa chất (2008-2013)
  • Nguyên Trưởng khoa Địa chất (2013-2018)
  • Nguyên thư ký Hội đồng ngành Khoa học Trái đất, quỹ NAFOSTED (2012-2015)
  • Nguyên phó chủ tịch Hội đồng ngành Khoa học Trái đất, quỹ NAFOSTED (2015-2016)
  • Thành viên ban biên tập chuyên san Các khoa học Trái đất, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN
  • Thành viên ban biên tập tạp chí Các khoa học Trái đất, VAST
  • Thành viên ban biên tập Tạp chí Địa chất
  • Phó chủ tịch hội Kiến tạo Việt Nam
  • Thành viên Ủy ban quốc gia IGCP Việt Nam
  • Thành viên Hội đồng khoa học Trái đất và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội (từ 2008 đến nay)
  • Trưởng phòng thí nghiệm Địa chất, Địa kỹ thuật và Phát triển tài nguyên (theo QĐ số 369/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/2/2019 của Trường ĐHKHTN)
  • NGƯT. PGS.TS Nguyễn Văn Vượng được Nhà nước trao tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ và nhiều bằng khen các cấp.

Địa chỉ liên hệ: Phòng 601, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: vuongnv@vnu.edu.vn

Điện thoại:

thay Vuong1

Công trình tiêu biểu

        – Là tác giả đầu tiên công bố về sự tồn tại của các đới biến dạng dẻo trượt phải phương tây bắc-đông nam đến đông-tây phát triển rộng rãi ở lãnh thổ Việt Nam, được hình thành cách đây 245 triệu năm, liên quan đến chuyển động tạo núi Indosini xảy ra vào giai đoạn cuối Permi-đầu Trias và sự tái hoạt động của chúng trong Jura-Creta và Kainozoi.

        – Là tác giả đầu tiên chứng minh các đá siêu mafic và mafic ở đới khâu Sông Mã là di chỉ của vỏ đại dương PaleoTethys được hình thành từ 387-313 triệu năm trước đây trong kỷ Carbon, sau đó, chúng bị biến chất, biến dạng dẻo trong khoảng 265-250 triệu năm do quá trình hút chìm và va chạm giữa khối Đông Dương và khối Hoa Nam.

        – Là đồng tác giả, lần đầu tiên xác định được cấu trúc và chuyển động kiến tạo hình thành khối Kon Tum từ các đá bị biến chất cao trong Ordovic-Siluar liên quan đến quá trình khâu nối khối Việt Nam-Cam Pu Chia với khối Việt-Lào dọc theo đới khâu Tam Kỳ-Phước Sơn. Sau đó, chúng bị tái biến chất trong quá trình trồi lộ để hình thành cấu trúc dạng vòm biến chất phức tạp trong giai đoạn Permi-Trias.

PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng tham gia đoàn chủ tịch phiên toàn thể tại Đại hội GEOSEA 15

PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng cùng các nhà khoa học quốc tế khảo sát thực địa ở Kon Tum

        – Là chủ trì nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành 14 lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đa dạng sinh học, môi trường, cơ sở hạ tầng, tai biến, văn hóa, xã hội, kinh tế, y tế, giáo dục, dân cư, dân tộc và nhân lực của 14 tỉnh vùng Tây Bắc, phục vụ nghiên cứu khoa học, xây dựng, điều chỉnh chủ trương, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý kinh tế -xã hội ngành và phát triển bền vững của vùng và các địa phương trong vùng Tây Bắc giai đoạn 2016-2020.

PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng chuyển giao kết quả nghiên cứu cho đại diện 14 tỉnh vùng Tây Bắc tại ĐHQGHN

– Là tác giả đầu tiên nghiên cứu về sự biến động ứng suất kiến tạo phục vụ cho phân vùng động đất ở Việt Nam (xem video đính kèm).

Bản đồ Trường ứng suất kiến tạo hiện đại khu vực Tây Bắc Việt Nam
tỷ lệ 1:250.000 phục vụ phân vùng tai biến động đất.

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

Đề tài Khoa học công nghệ cấp nhà nước đã và đang chủ trì

  • Nghiên cứu các quá trình biến dạng vỏ trái đất khu vực tây bắc bộ (Việt nam) và mối quan hệ của nó với các pha biến dạng trên lãnh thổ Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu cơ bản mã số 713204 (2004-2005), Bộ KH&CN.
  • Nghiên cứu động lực học các qúa trình biến dạng kiến tạo làm cơ sở cho việc dự báo định lượng một số dạng tai biến liên quan ở miền bắc Việt nam và năng cao hiệu qủa tìm kiếm khoáng sản. Đề tài Nghiên cứu cơ bản mã số 704906 (2006-2008), Bộ KH&CN.
  • Các quá trình chuyển động kiến tạo Paleozoi-Cenozoi ở Việt nam: Động lực học, cơ chế biến dạng và hệ quả của chúng. Đề tài NAFOSTED mã số: 105.01.83.09 (2009-2012).
  • Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đề tài cấp nhà nước, mã số KHCN-TB.01C/13-18 (2013-2016). Chương trình Tây Bắc.
  • Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo Pliocen – Đệ Tứ khu vực tây nam trũng sâu Biển Đông và kế cận làm tiền đề tìm kiếm khoáng sản rắn. Đề tài cấp nhà nước, mã số KC.09.32/16-20 (2018-2020). Chương trình KC.09/16-20.

 

Các bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín

  • Lepvrier C., Nguyễn Văn Vượng., Maluski H., Phan Trường Thị., Tich Vũ Văn. 2008. Indosinian tectonics in Vietnam., C. R. Geoscience., 340., 94-111.
  • Te-Hsien Lin., Ching-Hua Lo., Sun-Lin Chung., Pei-Ling., Meng-Wan Yeh., Tung-Yi Lee., Ching-Ying Lan., Nguyễn Văn Vượng., Trần Tuấn Anh., 2009. Jurasic dextral movement along the Dien Bien Phu fault. NW Vietnam: constraint from 40Ar/39Ar geochronology. Journal of Geology, V117., 192-199.
  • Claude Lepvrier., Henri Maluski., Vũ Văn Tích., Phan Trường Thị and Nguyễn Văn Vượng. 2004. The early Triassic Indosinian orogeny in Vietnam (Truongson belt and Kontum massif): implication for the geodynamic evolution of Indochina. 393 (1-4), 87-118.
  • Henri Maluski., Claude Lepvrier., Phan Truong Thi and Nguyễn Văn Vượng. 1999. Eraly Mesozoic to Cenozoic evolution of orogens in Vietnam: an Ar/Ar dating synthesis. Journal of Geology Serie B. 13-14, 81-86.
  • Laurent Jolivet., Henri Maluski., Olivier Beyssac., Bruno Goffé., Claude Lepvrier., Phan Trường Thị and Nguyễn Văn Vượng. 1999. Oligocene-Miocene Bu Khang extensional gneiss dome in Vietnam: Geodynamic implication. 27 No1, 67-70.
  • Claude Lepvrier., Henri Maluski., Nguyễn Văn Vượng., Delphine Roques., Valerica Axent and Claude Rangin. 1997. Indosinian NW trending shear zones within the Truongson belt (Vietnam) 49Ar/39Ar Triassic age and Cretaceous to Cenozoic oveprints. 283, 105-127.
  • Claude Lepvrier., Henri Maluski., Nguyễn Văn Vượng., Delphine Roques., Valerica Axente and Claude Rangin. 1997. Indosinian NW-trending shear zones within the Truong Son belt (Vietnam) 40Ar/39Ar Triassic ages and Cretaceous to Cenozoic overprints. 283, 105-127.
  • Henri Maluski., Claude Lepvrier., Nguyễn Văn Vượng and Klaus Wemmer. 1996. Overprinting of Indosinian Terrains in the Truong Son belt (Central to Northern Vietnam). European Union of Geosciences. Strasbourg (France).
  • Nguyễn Văn Vượng. 1992. Une analyse preliminaire des deformations ductiles et fragiles dans la pertie centrale de la Chaine Annamitique (R. S. du Vietnam). D. E. A. Université Pierre et Marie Curie, Paris VI.
  • Nguyễn Văn Vượng., Bent T. Hansen., Klaus Wemmer., Claude Lepvrier., Vũ Văn Tích., Tạ Trọng Thắng., 2013. U/Pb and Sm/Nd dating on ophioliteic rocks of the Song Ma suture zone (northern Vietnam): Evidence for upper Paleozoic paleotethyan lithospheric remnants. Journal of Geodynamics 69., 140-147.
  • Vũ Văn Tích., Andrey Leyreloup., Henri Maluski., Chinh-hua Lo., Nguyễn Văn Vượng., 2013. Metamorphic evolution of pelitic-semipelitic granulites in the Kontum massif (south-central Vietnam). Journal of Geodynamics 69., 148-164.
  • Françoise Roger, Marc Jolivet, Henri Maluski, Jean-Patrick Respaut, Philippe Münch, Jean-Louis Paquette, Tich Vu Van, Vuong Nguyen Van., 2014. Emplacement and cooling of the Dien Bien Phu granitic complex: Implications for the tectonic evolution of the Dien Bien Phu Fault (Truong Son Belt, NWVietnam). Gondwana Research, Vol 26 (2)., pp785-801., DOI: 10.1016/j.gr.2013.07.018.
  • Zechao Chen, Wei Lin, Michel Faure, Claude Lepvrier, Nguyen Van Vuong, Vu Van Tich., 2014. Geochronology and isotope analysis of the Late Paleozoic to Mesozoic granitoids from northeastern Vietnam and implications for the evolution of the South China block. Journal of Asian Earth Sciences. Vol 86., 131-150., DOI: 10.1016/j.jseaes.2013.07.039
  • Michel Faurea, Claude Lepvrier, Vuong Van Nguyen, Tich Van Vu, Wei Lin, Zechao Chend, 2014. The South China block-Indochina collision: Where, when, and how?. Journal of Asian Earth Sciences., Vol 79 part A., 260-274., 51 p. DOI: 10.1016/j.jseaes.2013.09.022.
  • Soichi Osozawa, Nguyen Van Vuong, Vu Van Tich, John Wakabayashi., 2015. Reactivation of a collisional suture by Miocene transpressional domes associated with the Red River and Song Chay detachment faults, northern Vietnam. Journal of Asian Earth Sciences, Volume 105, 1 June 2015, Pages 252-269.
  • Wei Lin., Michel Faure., Claude Lepvrier., Zechao Chen., Yang Chu., Qi Wang., Nguyen Van Vuong., Vu Van Tich., 2011. The Early Mesozoic thrust and folds sheet structure along the southern margin of South China Block and its geodynamic., Scientia Geologica Sinica 46(1):134-145.
  • Michel Faurea, Van Vuong Nguyen, Luong Thi Thu Hoai, Claude Lepvrier., 2018. Early Paleozoic or Early-Middle Triassic collision between the South China and Indochina Blocks: The controversy resolved? Structural insights from the Kon Tum massif (Central Vietnam). Journal of Asian Earth Sciences., Vo166. 162-180.