PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH THUYẾT

THÔNG TIN CÁ NHÂN

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thuyết

Hướng nghiên cứu: Thạch học, đá quý

Thời gian công tác tại Khoa: 1998-nay

Chức vụ: Giảng viên

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học và công nghệ Địa chất, P.614, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: nguyen.thuyet@gmail.com

Điện thoại: 0983.760.917

Chi Thuyet 1

Công trình tiêu biểu

        Đề tài nghiên cứu cơ bản “Đặc điểm khoáng vật học, ngọc học và nguồn gốc một số đá bán quý (zircon và peridot) liên quan với hoạt động magma basalt kiềm ở miền Nam Việt Nam” (Mã số: 105.01-2012.01) đã được thực hiện từ năm 2013-2016. Nghiên cứu đã (1) Xác lập các đặc điểm khoáng vật học và ngọc học của đá quý zircon, peridot từ trong các sa khoáng và zircon, peridot trong các thể xenoliths gặp trong các đá basalt kiềm KZ ở miền Nam Việt Nam và (2) Làm sáng tỏ những vấn đề về nguồn gốc và điều kiện thành tạo cũng như tiềm năng và giá trị sử dụng của các loại đá quý này trong các khu vực có hoạt động magma basalt kiềm KZ trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chi tiết kết quả nghiên cứu cho thấy, về đặc điểm, peridot Tây Nguyên thường có hàm lượng sắt cao nên chúng có màu lục vàng, chứa bao thể đặc trưng là bao thể vân tay, bao thể cromit và hercynit, có chất lượng ngọc trung bình đến cao, là một trong những nguồn cung peridot quan trọng cho thị trường đá quý thế giới. Trong khi đó, zircon Tây Nguyên thường có màu nâu đậm, chất lượng ngọc thấp, tuy nhiên có thể xử lý nhiệt để nâng cấp chất lượng cho zircon, làm cho màu sáng hơn (trong môi trường ô xi hóa) và chuyển thành màu lam nhạt (trong môi trường khử), có thể sử dụng làm đồ trang sức. Về nguồn gốc, peridot Tây Nguyên được xác định là kết tinh trong điều kiện nhiệt độ khoảng 1000 oC, áp suất 20 kbar, xuất phát từ các đá lherzolit ở trong manti và được magma basalt kiềm đưa lên bề mặt dưới dạng các thể tù.

Thể tù chứa peridot trong đá basalt kiềm và peridot Tây Nguyên được làm đồ trang sức

Zircon Tây Nguyên trước và sau khi xử lý nhiệt trong điều kiện khử

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

  • Ngụy Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Minh Thuyết, 2018. Trạng thái cấu trúc (độ trật tự Al-Si) của feldspar màu lục trong pegmatite chứa đá quý vùng Lục Yên, Yên Bái. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 364-365/2017, tr. 1-10.
  • Nguy Tuyet Nhung, Le Thi Thu Huong, Nguyen Thi Minh Thuyet, Tobias Häger, Nguyen Thi Le Quyen, and Tran Thi Duyen, 2017. An update on tourmaline from Luc Yen, Vietnam. Gems & Gemology, Summer 2017, Vol. 53, No. 2, pp. 190-203.
  • T. T. Huong, N. T. M. Thuyet, N. Tran, T. L. Phan, D. N. Toan, and B. T. Huy, 2017. Alternative approaches used to assess structural changes of natural zircon caused by heat treatment. Physica B: Condensed Matter. SCIE; http://dx.doi.org/10.1016/j.physb.2017.03.007
  • Nguyen Thi Minh Thuyet, Christoph Hauzenberger, Nguyen Ngoc Khoi, Cong Thi Diep, Chu Van Lam, Nguyen Thi Minh, Nguyen Hoang, and Tobias Häger, 2016. Peridot from the Central Highlands of Vietnam: Properties, Origin, and Formation. GEMS & GEMOLOGY, Vol. 52, No. 3, pp. 276–287, http://dx.doi.org/10.5741/GEMS.52.3.276. SCIE.
  • Le Thi-Thu Huong, Bui Sinh Vuong, Nguyen Thi Minh Thuyet, Nguyen Ngoc Khoi, Somruedee Satitkune, Bhuwadol Wanthanachaisaeng, Wolfgang Hofmeister, Tobias Häger and Christoph Hauzenberger, 2016. Geology, Gemmological Properties and Preliminary Heat Treatment of Gem-Quality Zircon from the Central Highlands of Vietnam. The Journal of Gemmology, 35(4), 2016, pp. XXX–XXX, http://dx.doi.org/10.15506/JoG.2016.35.4.XXX
  • Nguyễn Thị Minh Thuyết, Ngụy Tuyết Nhung, 2016. Định danh pegmatit chứa đá quý vùng mỏ Lục Yên, Yên Bái. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái Đất và Môi trường, Tập 32, Số 2 (2016) 68-78.
  • Nguyễn Thị Minh Thuyết, 2016. Điều kiện kết tinh của xenolith manti (xenolith lherzolite spinel) trong basalt kiềm Kainozoi miền nam Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái Đất và Môi trường, Tập 32, Số 2 (2016) 68-78.
  • Nguyễn Ngọc Khôi, Nguyễn Thị Minh Thuyết, Nguyễn Văn Nam, Lê Thị Thảo, Dương Anh Tuấn, 2014. Một số thuộc tính đặc trưng của kiểu mỏ corindon trong đá gneis ở Việt Nam (khu vực Tân Hương-Trúc Lâu). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2S (2014) 51-59.
  • Nguyễn Thị Minh Thuyết, Hoàng Thị Minh Thảo, 2014. Đặc điểm thành phần vật chất quặng đồng mỏ Tả Phời, Lào Cai và tiềm năng kim loại quý đi kèm. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 2S (2014) 155-164.
  • Đào Duy Anh, Hoàng Thị Minh Thảo, Nguyễn Thị Minh Thuyết, 2013. Đặc điểm thành phần vật chất Pegmatit chứa Liti vùng La Vi, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất. 35 (3) – 9 – 2013. Pg 241-248
  • Nguyễn Thị Minh Thuyết, Ngụy Tuyết Nhung, 2011. Xác định biến loại của feldspar trong pegmatit granit Minh Tiến, Lục Yên. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất. 12-2011. 33(4), 635-641.
  • Nguyen Ngoc Khoi, Chakkaphan Sutthirat, Duong Anh Tuan, Nguyen Van Nam, Nguyen Thi Minh Thuyet, and Nguy Tuyet Nhung, 2011. Ruby and sapphire from the Tan Huong-Truc Lau area, Yen Bai province, northern Vietnam. Gems & Gemology, Fall 2011, 182-195
  • Nguyễn Thị Minh Thuyết, Ngụy Tuyết Nhung, Nguyễn Ngọc Khôi, 2011. Nguồn gốc và điều kiện thành tạo của corindon trong đá gneiss mỏ Trúc lâu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất. 3-2011. 33(1), 55-62
  • Ngụy Tuyết Nhung, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Thị Minh Thuyết, Phạm Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Lệ Quyên, 2010. Corindon trong đá gốc và mối liên quan với nguồn cung cấp đá quý sa khoáng cho mỏ Trúc Lâu, Lục Yên, Yên Bái. Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 322, 12/2010, 28-37