CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 52850101
……………………………………
Hiện đã được cập nhật lên phiên bản 2023. Chi tiết xem tại đây:
https://geology.hus.vnu.edu.vn/tuyensinh/qltn/
……………………………………
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
– Tên ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên và môi trường (Management of Natural Resources and Environment)
– Mã số ngành đào tạo: 52850101
– Trình độ đào tạo: Đại học
– Thời gian đào tạo: 4 năm
– Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân Quản lý tài nguyên và môi trường The degree of Bachelor in Management of Natural Resources and Environment
– Đơn vị đào tạo: Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân Quản lý tài nguyên và môi trường có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức và kỹ năng cơ bản; trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, phương pháp khảo sát thực địa trong lĩnh vực địa chất; Có đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu, quản lý tại các trường đại học và cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý hoặc đủ kiến thức để tiếp tục đào tạo ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên một hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn, các kiến thức cơ bản, hiện đại về các khoa học Trái đất, khoa học quản lý tài nguyên thiên nhiên và các kiến thức sâu về quản lý tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
- Về kỹ năng: Có phương pháp nghiên cứu khoa học, làm việc độc lập, tổ chức hợp tác trong các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, có khả năng tổng hợp, xử lý tài liệu và trình bày báo cáo các kết quả nghiên cứu khoa học và các kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Về thái độ: Đào tạo được đội ngũ cán bộ Địa chất có thái độ, tác phong làm việc nghiêm túc, trung thực, chủ động, sáng tạo, yêu ngành nghề và sẵn sàng phục vụ đất nước.
3. Thông tin tuyển sinh
+ Hình thức tuyển sinh
– Đối tượng dự thi:
1/ Những thí sinh đăng ký dự thi đại học vào đúng ngành và trúng tuyển.
2)/ Tuyển thẳng những thí sinh là thành viên đội tuyển đi thi Olympic Quốc tế các môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học.
3/ Tuyển thẳng những thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giởi Quốc gia các môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học và có tổng điểm thi tuyển sinh đại học khối A đạt từ điểm sàn trở lên theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Khối thi: Khối A, A1.
– Kế hoạch tuyển sinh: Theo kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
+ Dự kiến quy mô tuyển sinh: 50 Sinh viên/Khóa học
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức
+ Kiến thức chung trong ĐHQGHN
Hiểu bối cảnh và tư tưởng đường lối của Nhà nước Việt Nam được truyền tải trong khối kiến thức chung và vận dụng vào nghề nghiệp và cuộc sống.
+ Kiến thức chung theo lĩnh vực
Hiểu và áp dụng có hiệu quả các kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên – xã hội và kiến thức chung về khoa học trái đất và sự sống làm cơ sở cho ngành Quản lý tài nguyên và môi trường.
+ Kiến thức chung của khối ngành
Hiểu và áp dụng tốt các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, tin học làm cơ sở cho ngành Quản lý tài nguyên và môi trường.
+ Kiến thức chung của nhóm ngành
Hiểu và áp dụng, có khả năng sáng tạo các kiến thức về địa chất như thạch học, khoáng vật học, lịch sử Trái đất… phục vụ giải quyết các vấn đề ly thuyết và thực tiễn về Quản lý tài nguyên và môi trường.
+ Kiến thức ngành và bổ trợ
Hiểu và áp dụng có hiệu quả các kiến thức liên ngành có liên quan để phân tích và đưa ra các giải pháp phù hợp trong Quản lý tài nguyên và môi trường.
+ Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
Vận dụng các kiến thức đã được trang bị, tiến hành thực tập thực tế trong lĩnh vực Quản lý tài nguyên và môi trường và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, làm quen với thực tiễn môi trường công việc, rèn luyện cho sinh viên có khả năng vận dụng sáng tạo và có khả năng lãnh đạo giải quyết tốt các công việc.
2. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng cứng
- Các kĩ năng nghề nghiệp
Có đạo đức nghề nghiệp (trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy), xây dựng được các kỹ năng lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai, có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, nhận thức và bắt kịp với kiến thức hiện đại, làm việc độc lập, tự tin trong môi trường làm việc quốc tế.
- Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
Có khả năng phát hiện và hình thành vấn đề, tổng quát hóa vấn đề, hình thành các kỹ năng đánh giá và phân tích định tính- định lượng vấn đề, phân tích vấn đề khi thiếu thông tin, từ đó có được các kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp.
- Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Có khả năng hình thành các giả thuyết, tìm kiếm và tổng hợp tài liệu, nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyết, có thể ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn.
- Khả năng tư duy theo hệ thống
Có khả năng tư duy chỉnh thể/logic, phát hiện các vấn đề và các mối tương quan giữa các vấn đề, để từ đó xác định vấn đề ưu tiên, phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề và tìm ra cách giải quyết cân bằng, có khả năng tư duy phân tích đa chiều.
- Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
Xác định được vai trò và trách nhiệm của các cử nhân, tác động của ngành học đến xã hội, nắm vững được quy định của xã hội về ngành học; hiểu bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, các vấn đề và giá trị của thời đại.
- Bối cảnh tổ chức
Nắm vững văn hóa, nội quy, quy chế của cơ quan/doanh nghiệp công tác, chiến lược, mục tiêu của cơ quan, cơ cấu quản lý của cơ quan và biết được các đối tác chính của cơ quan.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Xác định vấn đề và phạm vi, nắm vững nguyên tắc nghiên cứu và điều tra theo thử nghiệm, mô hình hóa, ước lượng và phân tích định tính, phân tích với sự hiện diện của các yếu tố bất định; thử nghiệm giả thuyết, bảo vệ và biết cách kết thúc vấn đề .
- Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Có năng lực phát hiện vấn đề mới, hình thành và thiết kế dự án, cách tiếp cận của dự án (phương pháp tiếp cận, các bước…), có thể sử dụng kiến thức trong thiết kế dự án, thiết kế dự án chuyên ngành (các công cụ, phương pháp và quy trình thích hợp…), thiết kế dự án đa ngành (mối liên hệ giữa các công cụ, phương pháp và quy trình…), thiết kế dự án đa mục tiêu (thiết kế quá trình thực hiện, thử nghiệm, yếu tố môi trường, độ tin cậy).
2.2. Kĩ năng mềm
- Các kĩ năng cá nhân
Trang bị cho cá nhân hành vi chuyên nghiệp, kỹ năng lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai, kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc. Nhận thức và bắt kịp với kiến thức hiện đại, khả năng làm việc độc lập, tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng tạo động lực làm việc, kỹ năng phát triển cá nhân và làm việc, đặc biệt có kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.
- Làm việc theo nhóm
Hình thành nhóm làm việc hiệu quả, có khả năng vận hành nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm. Xây dựng kỹ năng làm việc trong các nhóm khác nhau.
- Quản lí và lãnh đạo
Có năng lực quản lý dự án, năng lực quản lý nhân sự và lãnh đạo thực hiện dự án.
- Kĩ năng giao tiếp
Có khả năng giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp qua thư điện tử/ các phương tiện truyền thông. Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân.
- Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp (kỹ năng thuyết trình và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và văn bản; kỹ năng giao dịch qua điện thoại, e-mail) đạt trình độ B1 tương đương 4.0 IELTS trở lên.
- Các kĩ năng mềm khác
Có thể dùng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point), có hiểu biết cơ bản về lập trình, sử dụng các phần mềm đồ họa và hệ thống thông tin địa lý (MapInfor, Surfer, AutoCAD,…); sử dụng thành thạo Internet và các thiết bị văn phòng cơ bản.
3. Về phẩm chất đạo đức
- Phẩm chất đạo đức cá nhân
Có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt: sẵn sàng đương đầu với rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ,…
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, hành xử chuyên nghiệp, chủ động lên kế hoạch nghề nghiệp của mình, luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực của mình.
- Phẩm chất đạo đức xã hội
Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật cao. Có ý thức bảo vệ tổ quốc, đề xuất sáng kiến, giải pháp và vận động chính quyền, nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc.
4. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
“Quản lý tài nguyên và môi trường” có khả năng công tác tại viện, các cơ quan quản lý kinh tế và khoa học cấp Trung ương đến các cơ quan quản lý chuyên ngành về tài nguyên: sở tài nguyên và môi trường cấp tỉnh thành và phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, thị trong cả nước, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc được đào tạo tiếp thạc sỹ và tiến sỹ trong và ngoài nước.
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 129 tín chỉ
– Khối kiến thức chung
(Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN và kỹ năng mềm) |
28 tín chỉ | |
– Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: | 6 tín chỉ | |
Bắt buộc: | 6 tín chỉ | |
– Khối kiến thức chung của khối ngành: | 23 tín chỉ | |
Bắt buộc: | 21 tín chỉ | |
Tự chọn: | 3 tín chỉ | |
– Khối kiến thức chung của nhóm ngành: | 17 tín chỉ | |
Bắt buộc: | 14 tín chỉ | |
Tự chọn: | 3 tín chỉ | |
– Khối kiến thức ngành và bổ trợ | 46 tín chỉ | |
Bắt buộc: | 30 tín chỉ | |
Tự chọn: | 12 tín chỉ | |
Bổ trợ: | 4 tín chỉ | |
– Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp | 9 tín chỉ |
- Khung chương trình đào tạo