Bên cạnh những nhóm ngành nóng, thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký nguyện vọng, lại có những ngành “nguội lạnh”, không được quan tâm nhiều vì thí sinh thiếu thông tin. Nhưng chính các ngành này lại là những ngành có cơ hội việc làm rất tốt với mức thu nhập ổn định. | |
Những ngành liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0 Bên cạnh nhóm ngành mới, dịch chuyển thì nhóm ngành liên quan tới cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ là nhóm ngành được dự báo là có cơ hội việc làm cũng như thu nhập tốt trong tương lai. TS. Trương Thanh Tú – Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN chia sẻ: “Ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN có 3 nhóm ngành thuộc tốp đầu, đó là: Công nghệ Sinh học, Hóa dược – Hóa học, Máy tính và Công nghệ thông tin”. Về cơ hội việc làm, TS. Trương Thanh Tú cho biết về cơ bản sẽ giống như các ngành khác của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, sinh viên ra trường có thể tham gia việc làm theo 3 hướng: Thứ nhất, đối với các bạn yêu thích nghiên cứu thì sẽ làm việc trong các trường, viện nghiên cứu. Tuy nhiên, nhóm này nhỏ, không nhiều. Nhóm thứ hai tập trung nhiều hơn là làm cho các doanh nghiệp và các tập đoàn tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ như Samsung, Terumo. Vingroup… thu hút lượng lớn nhóm sinh viên ngành hóa học, sinh học, khoa học máy tính… Nhóm thứ ba là tham gia các sở, ban, ngành ở địa phương. Là người trực tiếp phụ trách về tư vấn việc làm cho sinh viên ở Khoa Toán – Cơ – Tin học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ThS. Phạm Hoàng Long cho biết, 60% thí sinh đến xin tư vấn trong ngày hội tuyển sinh cũng là về ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, 30% là Toán – Tin, còn lại là các ngành khác. “Với những ngành như Máy tính và Công nghệ thông tin, Toán – Tin, tôi dám tự tin khẳng định là sinh viên ra trường 100% sẽ có việc làm. Hàng ngày, tôi vẫn nhận được khoảng 3-4 tin tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với các sinh viên của Trường”. Về mức điểm dự báo đối với nhóm ngành này, TS. Trương Thanh Tú cho biết, so với năm ngoái, điểm chuẩn có thể tang nhẹ từ 0.5 – 2 điểm, điểm chuẩn được dự báo trong khoảng ngưỡng từ 20 – 23 điểm. “Đối với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thì ở mức cao hơn đối với các ngành khác, nhưng so với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở nhóm ngành tương đương lại thấp hơn. Cho nên, với các em có phổ điểm từ 25 điểm trở xuống tới 21 điểm thì có thể nộp nguyện vọng vào khoa Toán – Cơ – Tin học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN” – TS. Trương Thanh Tú nói. Những ngành “nguội” vì thiếu thông tin Bên cạnh những nhóm ngành nóng, thu hút lượng lớn thí sinh đăng ký nguyện vọng, lại có những ngành không được thí sinh quan tâm nhiều. Tuy nhiên, trong số đó, có những ngành thực sự có cơ hội việc làm rất tốt. PGS.TS Đinh Xuân Thành – Chủ nhiệm Khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết, hiện nay, sinh viên đăng ký nguyện vọng vào những ngành có chữ “công nghệ” hàng đầu mà quên những ngành thực nghiệm khác. PGS. TS. Tạ Hòa Phương (Khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) cùng các thành viên đoàn thám hiểm của Hong Kong TV Khối ngành Khoa học Trái đất của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên gồm 4 khoa: Địa lý, Địa chất, Môi trường và Khí tượng, Thủy văn – Hải dương học. Những ngành này đều mang tính ứng dụng thực tiễn rất nhiều, đặc biệt là vấn đề tài nguyên, môi trường, hiện nay đang rất “nóng”, hầu như liên quan tới tất cả các lĩnh vực. “Ví dụ như băng cháy là nguồn tài nguyên mới. Theo thông tin của Hoa Kỳ dự kiến, toàn bộ băng cháy ở các đại dương có thể thay thế tất cả nguồn năng lượng với mức tiêu thụ hiện tại cho 3.000 năm. Việt Nam được đánh giá có trữ lượng băng cháy khá lớn, nhưng hiện nay mới đang điều tra một cách rất sơ lược về nguồn tài nguyên này, trong đó có vùng biển có bãi cạn Tư Chính. Hầu như năm nào các đơn vị tuyển dụng cũng liên hệ Khoa Địa chất để xin sinh viên, nhưng nguồn cung cấp thực sự là không đủ, do các thí sinh chưa “mặn mà” với ngành này”, TS Đinh Xuân Thành chia sẻ.
|
Nguồn VNU Media