NGUYỄN VĂN HƯỚNG

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Nguyễn Văn Hướng

Học vị: Tiến sĩ Địa chất (2013, Viện Địa chất, VAST)

Fulbright Visiting Scholar at Indiana University, USA (2021)

Các học phần giảng dạy: Địa chất Đại cương; Lịch sử Trái đất; Địa tin học Ứng dụng trong Địa chất; Khoa học Trái đất và Sự sống; Thực tập ngoài trời Địa chất Đại cương;

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 7/2014 – nay

Chức vụ: Phó Trưởng khoa Địa chất, Trưởng Bộ môn

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Trầm tích và Địa chất Biển, Phòng 606 nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: huongtectonics@vnu.edu.vn

Hướng nghiên cứu: Địa chất; Hồ học; Cổ môi trường và Cổ khí hậu;

Research website: http://EosVNU.net/

OCRID: https://orcid.org/0000-0003-1523-5921

Huong Nguyen

Công trình tiêu biểu

        Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tăng cường lượng hơi ẩm trong khí quyển, và xét trên quy mô khu vực có thể ảnh hưởng đến cường độ gió mùa ở Việt Nam. Khu vực Tây Nguyên có hệ thống thời tiết – khí hậu bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có hoạt động gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc cũng như ảnh hưởng của ENSO và hoàn lưu Walker Thái Bình Dương. Sự dịch chuyển hàng năm của đới hội tụ nội chí tuyến (ITCZ) và hoạt động gió mùa gây ra đỉnh mưa trong các tháng mùa hè. Nhu cầu cấp thiết hiện nay cần nghiên cứu sự biến đổi khí hậu khu vực trong thời gian dài để đánh giá đúng xu thế thay đổi trong tương lai trong khung biến đổi toàn cầu. Do nước ta không có cứ liệu lịch sử đủ dài, các nhà nghiên cứu phải sử dụng cứ liệu địa chất để nghiên cứu cổ khí hậu và sự thay đổi môi trường khu vực. Hệ thống núi lửa phun trào từ Neogen muộn – Đệ tứ với các núi lửa trẻ nhất có tuổi cách nay 200.000 năm ở vùng Tây Nguyên đã tạo ra hàng loạt hồ và đầm lầy, tiêu biểu là Biển Hồ T’Nưng Gia Lai, cho phép tích tụ trầm tích trong điều kiện yếm khí và bảo tồn tính phân lớp qua hàng chục ngàn năm. Đặc điểm phân lớp mỏng của trầm tích hồ núi lửa cho phép chúng có thể lưu giữ thông tin về cổ khí hậu và môi trường với độ phân giải cao, tương tự như câu chuyện trên “từng trang sách được in dấu trên mỗi lớp trầm tích mỏng”. Các mẫu lõi trầm tích nguyên dạng theo chiều sâu là nền tảng để phát triển nghiên cứu phục hồi cổ môi trường độ phân giải cao không chỉ trong Holocen mà có thể đến Pleistocen.

        Hiện nghiên cứu Biển Hồ quy tụ tổng số 20 thành viên trong và ngoài nước có chuyên môn đa lĩnh vực liên quan đến công tác lấy mẫu trầm tích hồ, địa chất, khoáng vật học, vi cổ sinh, địa hóa hữu cơ, đồng vị bền, định tuổi đồng vị và mô hình hóa. Nghiên cứu cũng được sự trợ giúp tích cực của nhiều cá nhân khác nhau, bao gồm các cán bộ tỉnh Gia Lai, những cư dân ven Biển Hồ, những nhiếp ảnh gia ở Pleiku, cán bộ và sinh viên ĐHQGHN,.. và đặc biệt là sự ủng hộ của đông đảo độc giả website thường xuyên biên thư đóng góp trao đổi tư liệu và ý tưởng nghiên cứu.

        Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khôi phục cổ môi trường và lịch sử hoạt động gió mùa ở khu vực Tây Nguyên dựa trên trầm tích hồ núi lửa Biển Hồ; đi kèm với đó là các hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn hướng tới cộng đồng dân cư sinh tụ quanh các hồ nước ngọt. Chi tiết về nghiên cứu Biển Hồ xin mời xem bài viết tiêu đề “BIỂN HỒ CÓ ĐÁY HAY KHÔNG?” tại địa chỉ: http://eosvnu.net/key-events/bienho-pleiku/.  Bài viết tiếng Anh về nghiên cứu Biển Hồ “PALEOCLIMATE FROM SEDIMENT RECORDS” đặt tại địa chỉ: http://eosvnu.net/projects/paleoclimate/.

Trái: Sơ đồ Việt Nam thể hiện vị trí Biển Hồ Gia Lai trong trường basalt Pleiku tuổi Neogen muộn – Đệ tứ (8,3 – 0,2 triệu năm); Giữa: Phân bố điểm đo sâu bằng thiết bị Garmin STRIKE 4 fishfinder tại Biển Hồ thực hiện trong giai đoạn 2016-2018. Phải: Sơ đồ độ sâu đáy Biển Hồ T’Nưng thành lập dựa trên số liệu đo sâu hồi âm, các hình lục giác chỉ vị trí lấy mẫu trầm tích.

(A) Lớp màng nhầy vi sinh vật hình thành từ mùa khô 2015/16 bị bong lên ngay sau khi đưa lên khỏi mặt nước, Biển Hồ tháng 3/2016. (B) Lớp màng tương tự được bảo tồn nguyên dạng nhờ ống lấy mẫu trọng lực tự chế, tháng 3/2018. (C) Hình ảnh mẫu trầm tích ở hình B sau khi cắt dọc ống, và (D) được tăng độ sáng và độ tương phản bằng Photoshop.

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

Lý lịch chi tiết xem tại: http://eosvnu.net/members/huong/