Hạt vi nhựa và sự ảnh hưởng đối với môi trường biển Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đưa ra biển với nguyên nhân là do hạn chế về các phương pháp thu gom, tái chế và xử lý rác thải. Dưới tác động của rác thải nhựa, các hệ sinh thái biển và ven biển Việt Nam dễ dàng bị tác động, gây suy giảm chất lượng và sản lượng thủy hải sản, gián tiếp ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng. Cùng chung tay với cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến rác thải nhựa, các thầy cô và sinh viên khoa Địa chất đã và đang nghiên cứu về rác nhựa đại dương.

Nghiên cứu của sinh viên Trương Hữu Dực, lớp K61 Khoa Địa chất được trao giải nhì nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2019, đã xác định được hàng nghìn các mảnh hạt vi nhựa có thể được tìm thấy trong 1kg cát bãi biển, chủ yếu đến từ hoạt động nhân sinh.

Tại Khoa địa chất, các sinh viên sẽ được trang bị không chỉ những kiến thức lý thuyết chuyên môn, thực hành – thí nghiệm mà còn được tham gia nghiên cứu khoa học, thực tập ngoài trời, tiếp cận với những thiết bị, công nghệ hiện đại, các vấn đề mới và có tính ứng dụng cao là tiền đề cho phát triển sự nghiệp, trách nhiệm xã hội sau này.

Hiện trạng rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường biển ở bãi biển Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Quy trình phân tích mẫu của sinh viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên

 

Các loại hạt vi nhựa tìm được trong trầm tích bãi triều và nguồn gốc của chúng

 

Poster nghiên cứu khoa học của sinh viên Trương Hữu Dực

 

Bài báo cáo của sinh viên Trương Hữu Dực trình bày tại phiên toàn thể Hội nghị Khoa học sinh viên Trường ĐHKHTN năm 2019 và đạt giải nhì.

KDC Media

Tin Liên Quan