Địa kỹ thuật và Phát triển hạ tầng

1. Tầm nhìn

        Xây dựng Bộ môn trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có tính sáng tạo cao về Địa chất công trình – Địa kỹ thuật ở giai đoạn phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đạt trình độ khu vực và quốc tế trong một số lĩnh vực trọng tâm như Địa kỹ thuật công trình và môi trường đô thị, các khu công nghiệp, các công trình đặc biệt quan trọng, các khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp, các khu di tích – danh thắng, monitoring và cơ sở dữ liệu thường trực phục vụ  phát triển bền vững các hệ thống Địa – kỹ thuật. phòng chống,  giảm thiểu tai biến và vât liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

 

2. Chiến lược phát triển

        – Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về Địa kỹ thuật công trình và môi trường có khả năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế.

        – Nghiên cứu chuyển giao các kết quả khoa học công nghệ về Địa kỹ thuật công trình và môi trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội, tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, trong đó đặc biệt chú ý các lĩnh vực mới (Địa kỹ thuật công trình và môi trường phục vụ xây dựng nhà máy điện nguyên tử, hệ thống công trình ngầm và không gian ngầm đô thị, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường..).

        – Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và xác lập môi trường học thuật phù hợp theo định hướng nghiên cứu của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN và xu thế phát triển khoa học và công nghệ quốc tế.

 

3. Mục tiêu

3.1 Mục tiêu dài hạn

        Trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực về Địa kỹ thuật công trình và môi trường, hướng tới trở thành trung tâm xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu chuyển giao tri thức, công nghệ trong lĩnh vực Địa kỹ thuật công trình và môi trường.

3.2 Mục tiêu ngắn hạn

        Tạo lập môi trường làm việc thân thiện và sáng tạo để thu hút, phát triển nguồn nhân lực nội tại; xây dựng hợp tác trong nước và quốc tế, tạo nền tảng nâng cao chất lượng các chương trình đào

        Tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực trọng tâm như Địa kỹ thuật công trình và môi trường  đô thị, các khu công nghiệp, các khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp (karst, trượt lở, lũ quyét, lũ bùn đá,ngập lụt..), các đới ven bờ, các khu di tích – danh thắng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, monitoring và cơ sở dữ liệu thường trực phục vụ  phát triển bền vững các hệ thống Địa – kỹ thuật. phòng chống,  giảm thiểu tai biến và vât liệu xây dựng thân thiện với môi trường,  tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ có tính sáng tạo và ứng dụng cao đáp ứng yêu cầu thực tiễn cấp bách của xã hội.

        Tiên phong nghiên cứu cơ sở Địa kỹ thuật công trình và môi trường phục vụ xây dựng và khai thác các công trình đặc biệt quan trọng (nhà máy điện nguyên tử, hệ thống công trình ngầm và không gian ngầm đô thị,..).

 

4. Nhiệm vụ trọng tâm

4.1 Đào tạo

        – Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo đại học đáp ứng chuẩn ngành nghề Địa kỹ thuật công trình và môi trường của khu vực Đông Nam Á và Quốc tế;

        – Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đầu ra, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, xây dựng một số hướng đào tạo liên ngành,mang tính ứng dụng và nhu cầu xã hội cao, tạo bản sắc riêng, nâng cao vị thế của bộ môn như một địa chỉ tin cậy về đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực Địa kỹ thuật công trình và môi trường;

        – Nâng cao hiệu quả hợp tác trong nước và quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và phát triển các nguồn học liệu theo chuẩn quốc tế, đẩy mạnh trao đổi, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ và sinh viên.

4.2 Nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức

        – Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, hình thành một số hướng nghiên cứu chuyên sâu về địa kỹ thuât công trình và  môi trường có uy tín trong nước và Quốc tế;

        – Tập trung phát triển một số hướng nghiên cứu có tính ứng dụng và nhu cầu xã hội cao về Địa kỹ thuật công trình và  môi trường đô thị, các khu công nghiệp, các khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp, các đới ven bờ, các khu di tích – danh thắng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, monitoring , monitoring và cơ sở dữ liệu thường trực phục vụ  phát triển bền vững các hệ thống Địa – kỹ thuật. phòng chống,  giảm thiểu tai biến, trong đó chú trọng cảnh báo và giảm thiểu rủi ro các siêu thiên tai (megadisasters), các tai biến tự nhiên, kỹ thuật – tự nhiên (trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá, ngập lụt…), các tai biến Địa kỹ thuật môi trường (sụt lún mặt đất và công trình, ô nhiễm nước ngầm và môi trường địa chất, ngập lụt,..do quá trình đô thị hóa,..), công nghệ mới trong Quan trắc, mô hình hóa, điều chỉnh trạng thái của các hệ thống Địa kỹ thuật, phân tích dữ liệu lớn trong Địa kỹ thuật môi trường;

        – Đầu tư nghiên cứu cơ sở Địa kỹ thuật công trình và môi trường phục vụ xây dựng và khai thác các công trình đặc biệt quan trọng (nhà máy điện nguyên tử, hệ thống công trình ngầm và không gian ngầm đô thị,..);

        – Gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, khai thác tối đa cơ sở vật chất hiện đại hiện có của Trường do bộ môn quản lý.

4.3 Hợp tác phát triển

        – Đẩy mạnh hợp tác phát triển với các đối tác trong nước và quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học; tạo mạng lưới liên kết có hiệu quả về nhân lực và trang thiết bị trong nước và quốc tế;

        – Xây dựng môi trường thân thiện và thuận lợi, thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trình độ cao ở trong và ngoài ĐHQGHN;

        – Đẩy mạnh công tác hợp tác với các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học tiên tiến trên thế giới nhằm cập nhật và nâng cao trình độ cho các cán bộ và sinh viên;

        – Tăng cường hoạt động tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

 

5. Lãnh đạo bộ môn qua từng thời kỳ

        Bộ môn Địa kỹ thuật  được chính thức thành lập năm 2006 trên cơ sở phát triển từ Bộ môn Địa kỹ thuật – Địa chất môi trường trước đó.

♦ PGS.TSKH Vũ cao Minh Làm chủ nhiệm Bộ môn kiêm nhiệm  từ 2006 đến 6/2016,

♦ GVC. ThS. Đặng Văn Luyến – Phó chủ nhiệm bộ môn từ 2006 đến 2013.

♦ Từ tháng 6/2016 đến nay, chủ nhiệm bộ môn là PGS. TSKH Trần Mạnh Liểu.

        Từ 12/2017 Bộ môn Địa kỹ thuật  được Trường Đại học Khoa học Tự nhiên  ra quyết định đổi tên thành “ Địa kỹ thuật và phát triển hạ tầng”, đáp ứng nhu càu phát triển của xã hội và thế mạnh của Bộ môn.

 

6. Nhân lực bộ môn

Tham gia thành lập Bộ môn gồm 05 thành viên:

  • TSKH. Vũ cao Minh – Chủ nhiệm bộ môn (2006-6/2016)
  • ThS. Đặng Văn Luyến – Phó chủ nhiệm bộ môn (2006-2013)
  • PGS.TS. Đỗ Minh Đức
  • TS. Nguyễn Ngọc Trực
  • TS. Dương Thị Toan.

Đến năm 2019 , bộ môn đã phát triển được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và ngoại ngữ tôt, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế.

PGS.TSKH. Trần Mạnh Liểu

Chủ nhiệm bộ môn (từ 6/2016)

GS.TS. Đỗ Minh Đức TS. Dương Thị Toan

TS. Trần Thị Lựu

TS. Đặng Quang Khang

 

Và  nhiều cộng tác viên, giảng viên kiêm nhiệm.

 

7. Thông tin liên hệ

Bộ môn Địa kỹ thuật và phát triển hạ tầng

Địa chỉ: P. 608, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội;

Email:

Điện thoại: