Địa chất Môi trường

          Bộ môn Địa chất Môi trường được thành lập từ năm 1996, từ bộ môn Địa kỹ thuật – Địa chất môi trường và tách ra phát triển thành Bộ môn riêng từ năm 2006. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, bộ môn đã đáp ứng được nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các lĩnh vực liên quan và thực hiện các nghiên cứu khoa học đỉnh cao, có tính đột phá, góp phần đổi mới và phát triển Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN. Hiện nay, bộ môn Địa chất môi trường, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN đã thực sự trở thành địa chỉ đào tạo và nghiên cứu khoa học đáng tin cậy, được xã hội, các viện và cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, công ty và các tổ chức phi chính phủ đánh giá cao. Bộ môn sẽ tiếp tục nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đỉnh cao, đạt đẳng cấp quốc tế. Bên cạnh đó, thương hiệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học của bộ môn cũng được các cựu sinh viên đang công tác ở các lĩnh vực khác nhau không ngừng bồi đắp và phát triển.

 

1. Tầm nhìn

          Phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu đẳng cấp quốc tế về Địa chất môi trường và các lĩnh vực liên quan gồm: Địa chất môi trường biển và đới bờ, Địa chất môi trường đô thị, nông thôn; Địa chất môi trường miền núi; Đánh giá, dự báo biến đổi môi trường, tác động và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến, ô nhiễm môi trường và an ninh phi truyền thống; Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; và Địa sinh thái và công nghệ địa môi trường.

 

2. Chiến lược phát triển

          Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu và chuyển giao về các lĩnh vực Địa chất môi trường biển và đới bờ, Địa chất môi trường đô thị, nông thôn; Địa chất môi trường miền núi; Tai biến địa chất; Đánh giá, dự báo biến đổi môi trường, tác động và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến, ô nhiễm môi trường; Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; và Địa sinh thái và công nghệ địa môi trường.

          Phát triển đội ngũ cán bộ, nhóm nghiên cứu, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và môi trường học thuật đỉnh theo định hướng nghiên cứu của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN và xu thế phát triển khoa học và công nghệ của  quốc tế.

 

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu dài hạn

  • Trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực hướng tới trở thành trung tâm xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực Địa chất môi trường biển và đới bờ, Địa chất môi trường đô thị, nông thôn; Địa chất môi trường miền núi; Tai biến địa chất; Đánh giá, dự báo biến đổi môi trường, tác động và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,tai biến, ô nhiễm môi trường và an ninh phi truyền thống; Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; và Địa sinh thái và công nghệ địa môi trường.
  • Chương trình và điều kiện đảm bảo chất lượng được kiểm định quốc gia và quốc tế, tạo ra các sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

3.2. Mục tiêu ngắn hạn

  • Tạo ra và chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ, đào tạo chất lượng cao về các lĩnh vực Địa chất môi trường biển và đới bờ, Địa chất môi trường đô thị, nông thôn; Địa chất môi trường miền núi; Tai biến địa chất; Đánh giá, dự báo biến đổi môi trường, tác động và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến, ô nhiễm môi trường và an ninh phi truyền thống; Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; và Địa sinh thái và công nghệ địa môi trường.
  • Phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (đội ngũ cán bộ, hệ thống thiết bị, nguồn tài chính, hợp tác quốc tế, liên kết với các cơ sở sản xuất, các địa phương, các bộ ban ngành, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo phục vụ nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu mũi nhọn nêu trên) đáp ứng yêu cầu tạo ra các sản phẩm nói trên.

 

4. Nhiệm vụ trọng tâm

4.1. Đào tạo

  • Xây dựng chương trình và hướng đào tạo tiên tiến chuyên sâu và liên ngành có tính ứng dụng cao, phát triển phẩm chất, tầm nhìn, năng lực sáng tạo, kỹ năng cho người học, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và nhu cầu xã hội về lĩnh vực Địa chất môi trường; Ứng phó biến đổi khí hậu, tai biến, ô nhiễm môi trường và an ninh phi truyền thống; Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và Công nghệ địa môi trường.
  • Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, lý thuyết – thực hành, thu hút sinh viên nghiên cứu khoa học, phát triển các hướng nghiên cứu mũi nhọn, đỉnh cao để đào tạo sau đại học.
  • Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác trong nước và quốc tế để nang cao chất lượng đào tạo, phát triển các học liệu, trao đổi chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sinh viên.

4.2. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức

  • Xây dựng và phát triển các hướng nghiên cứu truyền thống, mũi nhọn về Địa chất môi trường biển và đới bờ, Địa chất môi trường đô thị, nông thôn; Địa chất môi trường miền núi; Tai biến địa chất; Đánh giá, dự báo biến đổi môi trường, tác động và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến, ô nhiễm môi trường và an ninh phi truyền thống; Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững;và Địa sinh thái và công nghệ địa môi trường.
  • Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản theo định hướng ứng dụng thông qua đề xuất, tham gia tuyển chọn, tham gia thực hiện các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp để đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền, quốc phòng và an ninh và các vấn đề cấp bách của đất nước.
  • Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm KH&CN chủ lực có khả năng chuyển giao và thương mại hóa về các lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn.
  • Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn, dịch vụ phân tích và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn.
  • Quản lý và khai thác hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được đầu tư, đồng thời triển khai xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nghiên cứu theo nhu cầu phát triển của Bộ môn.

4.3. Hợp tác phát triển

  • Xây dựng môi trường học thuật thuận lợi, thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trình độ cao ở trong và ngoài ĐHQGHN.
  • Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển với các đối tác trong nước và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức.
  • Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học và đào tạo thông qua trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên với các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Australia, Singappo và các nước khác.
  • Đẩy mạnh hoạt động tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

 

5. Lãnh đạo bộ môn qua từng thời kỳ

GS.TS. Mai Trọng Nhuận

Trưởng Bộ môn (1996-2022)

PGS.TS. Vũ Văn Tích

Phó Trưởng Bộ môn (2006-2019)

TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà

Phó Trưởng Bộ môn (2019-2022)

 

 

6. Nhân lực bộ môn

6.1. Giai đoạn 1996-2006

  • TS Mai Trọng Nhuận
  • Chu Văn Ngợi
  • ThS. Đặng Văn Luyến
  • Nguyễn Văn Dục
  • Trần Ngọc Lan
  • NCV. Phan Thị Lan
  • Nguyễn Thị Thu
  • Đỗ Minh Đức

6.2. Giai đoạn 2006-2019

  • TS Mai Trọng Nhuận
  • PGS.TS. Vũ Văn Tích
  • PGS.TS Chu Văn Ngợi
  • Nguyễn Thị Thu
  • Nguyễn Thị Thu Hà
  • Trần Đăng Quy
  • Nguyễn Thị Hoàng Hà
  • Nguyễn Tài Tuệ
  • ThS. Lường Thị Thu Hoài
  • ThS. Nguyễn Thùy Linh
  • ThS. Đỗ Trọng Quốc
  • ThS. Tạ Thị Hoài

6.3. Hiện nay:

GS. TS. Mai Trọng Nhuận TS. Trần Đăng Quy, Trưởng Bộ môn
TS. Nguyễn Tài Tuệ TS. Lưu Việt Dũng

 

7. Thông tin liên hệ

Bộ môn Địa chất Môi trường – Khoa Địa chất

Địa chỉ: Phòng 607–T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024-3-558-7060

Fax: 024-3-557-3336