Địa chất Dầu khí

          Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã trở thành đất nước có nền công nghệ Dầu khí. Toàn bộ các bể trầm tích thềm lục địa Việt Nam đã được tiến hành tìm kiếm, thăm dò theo một quy trình và quy mô ngày càng hiện đại. Một số bể trầm tích đã có các phát hiện dầu khí thương mại và đã được khai thác, chế biến như bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lay – Thổ Chu.

          Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ nghiên cứu Địa chất Dầu khí và hoàn thiện cơ cấu đào tạo của Khoa Địa chất, năm 2000 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định thành lập Bộ môn Địa chất Dầu khí thuộc Khoa Địa chất. Với 18 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự lớn mạnh của Khoa Địa chất, sự quan tâm của Nhà trường và cộng tác Quốc tế, Bộ môn cũng đã có những thay đổi phát triển đáng kể về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.

          Những cán bộ đầu tiên của Bộ môn như PGS. TSKH Phan Văn Quýnh, PGS. TS. Tạ Trọng Thắng, TS. Nguyễn Văn Cường, PGS. TS. Võ Thanh Quỳnh, ThS. Lê Hoài Nga, ThS. Nguyễn Thị Hồng, ThS. Nguyễn Đình Nguyên, NCS. Hoàng Hữu Hiệp, NCS. Vũ Thị Anh Tiềm … là những người đã có nhiều công sức, nhiệt tình xây dựng Bộ môn trưởng thành như ngày nay. Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp theo chuyên ngành Địa chất Dầu khí đã và đang công tác tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các công ty dầu khí trong và ngoài nước đã tỏ rõ năng lực chuyên môn đáng khích lệ. Hàng năm số sinh viên tự nguyện theo học ngành Địa chất Dầu khí ngày càng tăng lên. Trong công tác đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, Bộ môn đã có sự hợp tác chặt chẽ với các bộ môn khác của Khoa, các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như Viện Dầu khí Việt Nam, Vietsopetro, các công ty tìm kiếm và thăm dò Dầu khí và các tổ chức Quốc tế thông qua các Dự án nghiên cứu chung như Cục địa chất Đan Mạch và Greenland, Đại học tổng hợp Copenhagen, Pháp, Nhật v.v. thực hiện. Sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác của các cơ quan thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các Công ty dầu khí, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước là nhân tố quan trọng cho công tác đào tạo sinh viên ngành Địa chất Dầu khí thành công.

Các cán bộ của Bộ môn Địa chất Dầu khí và các thầy cô trong Khoa Địa chất

1. Tầm nhìn

  • Phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu đẳng cấp quốc tế về Địa chất Dầu khí và các lĩnh vực liên quan gồm: Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp Địa chấn và Địa vật lý trong khảo sát địa chất biển và tìm kiếm thăm dò dầu khí; Đánh giá tiềm năng và triển vọng dầu khí và; Nghiên cứu cấu kiến tạo, địa động lực các bể trầm tích dầu khí.

2. Chiến lược phát triển

  • Đào tạo cử nhân địa chất dầu khí có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức và kỹ năng cơ bản; trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, phương pháp khảo sát thực địa trong lĩnh vực địa chất dầu khí; Có đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu, quản lý tại các trường đại học và cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý, các Công ty dầu khí hoặc đủ kiến thức để tiếp tục đào tạo ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước
  • Phát triển đội ngũ cán bộ, nhóm nghiên cứu, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và môi trường học thuật theo định hướng nghiên cứu của Trường Đại học KHTN, ĐHQGHN và xu thế phát triển khoa học và công nghệ của quốc tế.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu dài hạn

  • Trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực, hướng tới trở thành trung tâm  về đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực Địa chất Dầu khí.
  • Chương trình và điều kiện đảm bảo chất lượng được kiểm định quốc gia và quốc tế, tạo ra các sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

3.2. Mục tiêu ngắn hạn

  • Tạo ra và chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ, đào tạo chất lượng cao về các lĩnh vực Địa chất dầu khí.
  • Phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (đội ngũ cán bộ, hệ thống thiết bị, nguồn tài chính, hợp tác quốc tế, liên kết với các cơ sở sản xuất, các bộ ban ngành, các công ty dầu khí, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo phục vụ nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu mũi nhọn) tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu nói trên.

Giáo sư Vitor Mocanu, Đại học Bucharest, Rumania giảng bài và chụp ảnh lưu niệm với lớp Địa chất Quốc tế K58 ngày 27/10/2018

4. Nhiệm vụ trọng tâm

4.1. Về đào tạo

  • Xây dựng chương trình và hướng đào tạo tiên tiến chuyên sâu và liên ngành có tính ứng dụng cao, phát triển phẩm chất, tầm nhìn, năng lực sáng tạo, kỹ năng cho người học, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và nhu cầu xã hội về lĩnh vực Địa chất dầu khí.
  • Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, lý thuyết – thực hành, thu hút sinh viên nghiên cứu khoa học, phát triển các hướng nghiên cứu mũi nhọn, đỉnh cao để đào tạo sau đại học.
  • Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác trong nước và quốc tế để nang cao chất lượng đào tạo, phát triển các học liệu, trao đổi chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sinh viên.

Giáo sư  Masumoto, Đại học Tokyo giảng bài và trao đổi với các thầy trò lớp Địa chất Quốc tế K58 ngày 3/11/2018

TS. Nguyễn Đình Nguyên thăm gian hàng thiết bị thu nổ, xử lý địa chấn tại triển lãm của Hội nghị Địa Vật lý thăm dò (SEG) – Mỹ, năm 2014

Bộ môn tham gia lớp đào tạo địa chất thực địa trong khuôn khổ của Dự án ENRECA, 2012

Khảo sát thực địa đá móng granitoid nứt nẻ chứa dầu ở Miền Trung, Việt Nam cùng các cán bộ địa chất dầu khí trong và ngoài nước.

4.2. Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức

  • Xây dựng và phát triển các hướng nghiên cứu truyền thống, mũi nhọn về Địa chất dầu khí
  • Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản theo định hướng ứng dụng thông qua đề xuất, tham gia tuyển chọn, tham gia thực hiện các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp để đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền, quốc phòng và an ninh và các vấn đề cấp bách của đất nước.
  • Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm KH&CN chủ lực có khả năng chuyển giao và thương mại hóa về các lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn.
  • Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tư vấn, dịch vụ phân tích và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn.
  • Quản lý và khai thác hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được đầu tư, đồng thời triển khai xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nghiên cứu theo nhu cầu phát triển của Bộ môn.

4.3. Hợp tác phát triển

  • Xây dựng môi trường học thuật thuận lợi, thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trình độ cao ở trong và ngoài ĐHQGHN.
  • Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển với các đối tác trong nước và quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức.
  • Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học và đào tạo thông qua trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên với các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Australia, Singapo và các nước khác.
  • Đẩy mạnh hoạt động tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng say sưa khảo sát địa chất dầu khí về đá Phấn bên bờ biển Bắc trong khuôn khổ của Dự án ENRECA, 2013

Lãnh đạo Ban quản lý dự án, PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng và TS. Nguyễn Thế Hùng thăm và làm việc với Cục địa chất Đan Mạch trong khuôn khổ của dự án ENRECA, 2013

 

5. Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ

PGS. TS. NGƯT. Phan Văn Quýnh

  • Về khoa công tácnăm 1984, bảo vệ luận án TS và TSKH ở Liên bang Nga(1979, 1988), nhà kiến tạo học có nhiều đóng góp trongnghiên cứu ứng dụng, trong đào tạo cử nhân và Sauđại học. Các công trình nghiên cứu tập trung tronglĩnh vực kiến tạo sinh khoáng lãnh thổ Việt Nam,trong đó tập trung một số khoáng sản urani, bauxit vàmột số khoáng sản kim loại khác. Tác giả của một sốMaket phân vùng kiến tạo.
  • Phó giáo sư có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo đại học và sau đại học. Năm 2008 nghỉ hưu theo chế độ.
 
PGS.TS. NGƯT. Tạ Trọng Thắng

  • Về khoa côngtác năm 1972, bảo vệ luận án TS ở Việt Nam (1988),đảm nhiệm giảng dạy và nghiên cứu trong các lĩnh vựcvề Kiến tạo học, Địa chất cấu tạo và vẽ bản đồ Địa chất.Có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo Đại học vàSau đại học.
  • Phó giáo sư có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo đại học và sau đại học, nguyên Phó chủ nhiệm khoa (2003-2008), đã xuất bản 2 giáo trình và công bố trên 40 công trình khoa học. Ghi nhận những đóng góp to lớn của Phó giáo sư, Nhà được đã trao tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2004), Huân chương lao động hạng ba (2010) và các phần thưởng cao quý khác.
 

 

Các thầy cô đang công tác tại bộ môn Địa chất Dầu khí

6. Nhân lực bộ môn

TS. Phạm Nguyễn Hà Vũ
Trưởng Bộ môn

Giảng viên

PGS. TS. Nguyễn Văn Vượng Giảng viên
TS. Nguyễn Đình Nguyên Giảng viên
TS. Lường Thị Thu Hoài Giảng viên
CN. Nguyễn Hồng Quân
Giảng viên

7. Cộng tác viên của bộ môn

Là các Giáo sư, Tiến sĩ, các giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Địa chất dầu khí trong và ngoài nước tham gia hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, các luận văn, luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ, bao gồm:

  • TS. Trần Nghi – Chủ tịch Hội trầm tích Việt Nam
  • TS. Nguyễn Trọng Tín – Chủ tịch Hội Địa chất Dầu khí
  • Hoàng Hữu Hiệp- Công ty Dầu khí Sông Hồng
  • Trần Đăng Hùng – Tổng Công ty thăm Dò và Khai thác Dầu khí
  • Bùi Việt Dũng –  Viện Dầu khí Việt Nam
  • Trần Tuấn Dũng – Viện Địa chất và Địa vật lý Biển
  • Ioannis Abazits – Cục Địa chất Đan Mạch và Greenland (GUES)
  • GS.TS.Trần Văn Trị – Tổng Hội Địa chất Việt Nam

8. Thông tin liên hệ

Bộ môn Địa chất Dầu khí, Khoa Địa chất, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

334, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84-4) 38585097   Fax: (84-4) 38583061   Mobile: 0913248580