CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT, MÃ SỐ: 52520501
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-ĐHQGHN, ngày tháng năm 2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
……………………………………
LƯU Ý: TỪ NĂM 2020, ĐÃ TÍCH HỢP THÀNH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐỊA KỸ THUẬT – ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG.
CHI TIẾT XEM DƯỚI ĐÂY:
https://geology.hus.vnu.edu.vn/tuyensinh/dc/
……………………………………
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Kỹ thuật địa chất
+ Tiếng Anh: Geological Engineering
- Mã số ngành đào tạo: 52520501
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Kỹ thuật địa chất
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Geological Engineering
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật địa chất có kiến thức và kỹ năng cơ bản và hiện đại đủ năng lực để tiến hành nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản, Địa chất môi trường, Địa kỹ thuật… Có kỹ năng, phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích trong phòng thí nghiệm, thu thập, phân tích, xử lý số liệu và luận giải kết quả; có khả năng phát triển ý tưởng khoa học; có kỹ năng giao tiếp và phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng tốt yêu cầu công việc của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan
- Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức ngành Kỹ thuật địa chất cơ bản và hiện đại, cập nhật những tiến bộ khoa học về điều tra địa chất và khoảng sản, Địa kỹ thuật, Địa chất môi trường trên thế giới và Việt Nam, giúp sinh viên đạt trình độ hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
- Trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học, làm việc độc lập, kỹ năng tổ chức hợp tác thực hiện nhiệm vụ, khả năng trình bày báo cáo các kết quả nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ;
- Đào tạo được đội ngũ cán bộ Địa chất có thái độ, tác phong làm việc nghiêm túc, trung thực, chủ động, sáng tạo, yêu ngành nghề và sẵn sàng phục vụ đất nước, có trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Thông tin tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Về kiến thức và năng lực chuyên môn
Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm sau:
1.1.1. Kiến thức chung
- Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vào nghề nghiệp và cuộc sống;
- Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học;
- Đánh giá, phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng, có ý thức cảnh giác;
- Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
1.1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
- Vận dụng được các kiến thức về Văn hóa Việt Nam và khoa học trái đất và sự sống vào nghề nghiệp và cuộc sống.
1.1.3. Kiến thức theo khối ngành
- Hiểu và áp dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như về toán, lý, hóa, sinh, tin học làm nền tảng cho ngành Kỹ thuật địa chất.
1.1.4. Kiến thức theo nhóm ngành
- Phân tích và áp dụng được các kiến thức đại cương về trái đất, các dạng tai biến thiên nhiên làm cơ sở cho các học phần chuyên sâu;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng ứng dụng và kỹ thuật GIS và viễn thám trong giải quyết các vấn đề của Kỹ thuật địa chất.
- Có kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành trong Kỹ thuật địa chất như Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, Địa chất môi trường, Địa hóa môi trường, Địa chất đô thị, Cơ học đất, Cơ học đá, Cơ học kết cấu, Địa chất động lực công trình, Kỹ thuật nền móng…) đáp ứng giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn có quan đến lĩnh vực Kỹ thuật địa chất.;
- Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực tế để giải quyết một vấn đề khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực Kỹ thuật địa chất, làm quen với thực tiễn môi trường công việc; qua đó có khả năng vận dụng sáng tạo và làm việc độc lập.
1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
Về kĩ năng
- Về kĩ năng
- Kĩ năng chuyên môn
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
- Có kỹ năng lập kế hoạch học tập và làm việc, có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, nhận thức và bắt kịp với kiến thức hiện đại, làm việc độc lập, có khả năng tự học, tự tin trong môi trường làm việc quốc tế.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Có khả năng lập luận và tư duy logic, nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực địa chất.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Có khả năng phát hiện vấn đề, tổng quát hóa vấn đề, phân tích định tính-định lượng vấn đề; có kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Có khả năng tư duy hệ thống, phát hiện các vấn đề và các mối tương quan giữa các vấn đề, để từ đó xác định vấn đề ưu tiên, phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề và tìm ra cách giải quyết cân bằng, có khả năng tư duy phân tích đa chiều.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Xác định được vai trò và trách nhiệm của cử nhân Kỹ thuật địa chất, tác động của ngành học đến xã hội, nắm vững được quy định của xã hội về ngành học; hiểu bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, các vấn đề và giá trị của thời đại.
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
- Nắm vững cơ cấu, tố chức của hệ thống các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Kỹ thuật địa chất.
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
- Có khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị vào thực tế để giải quyết một vấn đề khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực Kỹ thuật địa chất.
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Có năng lực phát hiện vấn đề mới, hình thành và xây dựng một đề tài, dự án nghiên cứu và điều tra trong lĩnh vực Kỹ thuật địa chất.
- Kĩ năng bổ trợ
- Các kĩ năng cá nhân
- Có khả năng làm việc độc lập, tự tin trong các môi trường làm việc khác nhau, có kỹ năng đặt mục tiêu, tạo động lực làm việc, phát triển cá nhân.
- Làm việc theo nhóm
- Có khả năng tự điều chỉnh tính cách bản thân để hợp tác, cộng tác với các thành viên khác trong nhóm để đạt mục tiêu chung.
- Quản lí và lãnh đạo
- Có tư duy và phương pháp tổ chức thực hiện công việc liên quan đến nhóm làm việc.
- Kĩ năng giao tiếp
- Có khả năng diễn đạt để người khác hiểu đúng ý mình;
- Biết lắng nghe ý kiến của người khác;
- Dung hòa được các ý kiến trái chiều.
- Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
- Kĩ năng bổ trợ
- Các kĩ năng bổ trợ khác
- Có thể sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cơ bản, các phần mềm chuyên dụng cho địa chất, và một số phần mềm đồ họa hỗ trợ; sử dụng thành thạo internet và các thiết bị văn phòng cơ bản.
- Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ…
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, hành xử chuyên nghiệp, chủ động lên kế hoạch nghề nghiệp của mình, luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực của mình.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ năng lực đảm nhận các vị trí công việc trong các các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực Kỹ thuật địa chất:
- Trường Đại học có các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu về điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản, Địa kỹ thuật và Địa chất Môi trường.
- Các viện nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Nhà nước, các doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân), các công ty liên doanh về các lĩnh vực: kỹ thuật Địa chất và khoáng sản, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, Địa chất môi trường, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi…
- Các phòng, các sở, các bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học Công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ trình độ tham gia các khóa học, các chương trình học nâng cao ngắn hạn, dài hạn và các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Địa chất.
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo : 140 tín chỉ
– | Khối kiến thức chung: 28 tín chỉ
(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Kĩ năng bổ trợ) |
|
– | Khối kiến thức theo lĩnh vực: | 6 tín chỉ |
– | Khối kiến thức theo khối ngành: | 22 tín chỉ |
+ Bắt buộc: | 20 tín chỉ | |
+ Tự chọn: | 2/4 tín chỉ | |
– | Khối kiến thức theo nhóm ngành: | 28 tín chỉ |
+ Bắt buộc: | 25 tín chỉ | |
+ Tự chọn: | 3/9 tín chỉ | |
– | Khối kiến thức ngành: | 56 tín chỉ |
+ Bắt buộc: | 32 tín chỉ | |
+ Tự chọn: | 15 tín chỉ | |
+ Thực tập: | 2 tín chỉ | |
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: |
7 tín chỉ |
- Khung chương trình đào tạo
STT |
Mã số |
Học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số học phần tiên quyết |
||
Lý thuyết | Thực hành | Tự học | |||||
I | Khối kiến thức chung
(Không tính các học phần 7 và 8) |
16 | |||||
1 | Triết học Mác – Lênin
Maxis-Leninism |
3 | 36 | 9 | |||
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Political economics of Marxism and Leninism |
2 | 24 | 6 | |||
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học
Scientific socialism |
2 | 24 | 6 | |||
4 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
History of Communist Party of Vietnam |
2 | 24 | 6 | |||
5 | POL1001 | Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hochiminh Ideology |
2 | 20 | 10 | ||
6 | Tiếng Anh B1
English B1 |
5 | 20 | 50 | |||
7 | Giáo dục thể chất
Physical Training |
4 | |||||
8 | Giáo dục quốc phòng-an ninh
National Defence Training |
8 | |||||
II |
Khối kiến thức theo lĩnh vực |
7 | |||||
II.1 |
Học phần bắt buộc |
2 | |||||
Tin học cơ sở
Introduction to Informatics |
2 | 10 | 20 | ||||
II.2 |
Các học phần tự chọn |
5/15 | |||||
10 | HIS1056 | Cơ sở văn hóa Việt Nam
Fundamentals of Vietnamese Culture |
3 | 42 | 3 | ||
11 | GEO1050 | Khoa học Trái đất và sự sống
Earth and Life Sciences |
3 | 30 | 10 | 5 | |
12 | Pháp luật đại cương | 3 | |||||
13 | Phân tích dữ liệu | 2 | |||||
14 | Internet kết nối vạn vật | 2 | |||||
15 | Robotic | 2 | |||||
III | Khối kiến thức theo khối ngành | 22 | |||||
III.1 |
Các học phần bắt buộc |
20 | |||||
16 | MAT1090 | Đại số tuyến tính
Linear Algebra |
3 | 30 | 15 | ||
17 | MAT1091 | Giải tích 1
Calculus 1 |
3 | 30 | 15 | ||
18 | MAT1192 | Giải tích 2
Calculus 2 |
2 | 20 | 10 | MAT1091 | |
19 | MAT1101 | Xác suất thống kê
Probability and Statistics |
3 | 27 | 18 | MAT1091 | |
20 | PHY1100 | Cơ – Nhiệt
Mechanics – Thermodynamics |
3 | 30 | 15 | MAT1091 | |
21 | PHY1103 | Điện – Quang
Electromagnetism – Optics |
3 | 30 | 15 | PHY1100 | |
22 | CHE1080 | Hóa học đại cương
General chemistry |
3 | 42 | 3 | ||
III.2 |
Các học phần tự chọn |
2/4 | |||||
23 | PHY1104 | Thực hành Vật lý đại cương
General Physics Practice |
2 | 30 | PHY1100, PHY1103 | ||
24 | CHE1069 | Thực tập Hóa học đại cương
General chemistry Lab |
2 | 30 | CHE1080 | ||
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành | 28 | |||||
IV.1 |
Các học phần bắt buộc |
25 | |||||
25 | GLO2098 | Tiếng Anh cho Kỹ thuật địa chất
English for Geological Engineering |
3 | 20 | 20 | 5 | |
26 | GLO2078 | Địa chất đại cương
Physical Geology |
4 | 45 | 10 | 5 | |
27 | GEO2059 | Cơ sở viễn thám và GIS
GIS and Remote sensing |
3 | 22 | 36 | 5 | GLO2078 |
28 | GLO2037 | Tai biến thiên nhiên
Natural Disasters |
3 | 30 | 20 | 5 | GLO2078 |
29 | GLO2066 | Thực tập địa chất đại cương
Exploring Geology in Field |
3 | 45 | GLO2078 | ||
30 | GEO3221 | Địa mạo
Geomorphology |
3 | 38 | 5 | 2 | GEO2078 |
31 | GLO2058 | Địa tin học ứng dụng
Geoinformatic Applications |
3 | 20 | 40 | 5 | |
32 | GLO3038 | Phương pháp nghiên cứu khoa học
Scientific methodology |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO2078 |
IV.2 |
Các học phần tự chọn |
3/9 | |||||
33 | GLO2087 | Cơ sở lý luận phát triển bền vững
Introduction to sustainable development |
3 | 30 | 10 | 5 | |
34 | Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Climate change Adaptation and Mitigation |
3 | 30 | 10 | 5 | ||
35 | Địa vật lý
Geophysics |
3 | 25 | 15 | 5 | ||
V |
Khối kiến thức ngành |
60 | |||||
V.1 |
Các học phần bắt buộc |
29 | |||||
36 | GLO2014 | Khoáng vật học
Mineralogy |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO2078 |
37 | GLO2030 | Thạch học
Petrography |
4 | 30 | 25 | 5 | GLO2014 |
38 | GLO2070 | Địa hóa
Geochemistry |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO2014 |
39 | Địa chất cấu trúc
Structural Geology |
3 | 28 | 15 | 2 | ||
40 | GLO3111 | Địa chất môi trường
Environmental Geology |
4 | 30 | 10 | 5 | GLO2078 |
41 | Địa chất Việt Nam
Geology of Vietnam |
3 | 38 | 5 | 2 | ||
42 | Địa chất công trình và Địa chất thủy văn
Geological Engineering and Hydrogeology |
4 | 40 | 30 | 5 | GLO2078 | |
43 | GLO3122 | Đánh giá tác động môi trường
Environmental impact assessment |
3 | 30 | 13 | 2 | GLO2078 |
44 | GLO3100 | Thực tập Kĩ thuật địa chất
Geological Engineering Practice in Field |
3 | 45 | GLO3111 | ||
V.2 |
Các học phần tự chọn |
21 | |||||
V.1.1 | Các học phần chuyên sâu về Địa kỹ thuật | 21/30 | |||||
45 | Cơ học đất và đá
Rock and Soil Mechanics |
3 | 25 | 30 | 5 | ||
46 | Thủy địa cơ học
Hydro-geo Mechanics |
3 | 30 | 20 | 5 | ||
47 | Địa chất động lực công trình và Kỹ thuật phòng chống tai biến địa chất
Geodynamic Engineering and Geohazard Prevention Techniques |
3 | 30 | 20 | 5 | ||
48 | Phương pháp nghiên cứu khảo sát Địa kỹ thuật
Methodology for Geotechnical Investigation |
3 | 30 | 20 | 5 | ||
49 | Đất đá xây dựng và Kỹ thuật cải tạo đất đá
Properties of Rock & Soil and Improvement Techniques |
3 | 25 | 30 | 5 | ||
50 | GLO3116 | Kỹ thuật nền móng
Foundation Engineering |
3 | 30 | 20 | 5 | |
51 | Vật liệu xây dựng thân thiện môi trường
Eco-Friendly Building Material |
3 | 30 | 20 | 5 | ||
52 | GLO3115 | Sức bền vật liệu
Strength of Materials |
3 | 30 | 20 | 5 | PHY1100 |
53 | GLO3058 | Các phương pháp điều tra địa chất thủy văn
Investigation methods for Hydrogeology |
3 | 25 | 30 | 5 | |
54 | GLO3040 | Cơ học kết cấu
Structural Mechanics |
3 | 30 | 20 | 5 | |
V.2.2 | Các học phần chuyên sâu về Địa chất môi trường | 21/30 | |||||
55 | GLO3104 | Quản lý tổng hợp đới bờ
Integrated Coastal Zone Management |
3 | 35 | 10 | 5 | GLO3111 |
56 | GLO3124 | Địa hoá môi trường
Geochemisty |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO3111, GLO2078 |
57 | GLO3125 | Địa chất đô thị
Urban Geology |
3 | 25 | 15 | 5 | GLO3111 |
58 | GLO3114 | Địa chất sinh thái
Ecological Geology |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO3111 |
59 | GLO3078 | Địa chất môi trường biển và đới bờ
Environmental Geology of Marine and Coastal Area. |
3 | 25 | 15 | 5 | GLO3111 |
60 | Quản lý xung đột môi trường
Management of environmental conflicts |
3 | 25 | 15 | 5 | GLO2087 | |
61 | Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam
Sustainable planning Vietnam sea |
3 | 25 | 15 | 5 | GLO3078 | |
62 | GLO3109 | Địa hóa biển
Marine Geochemistry |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO3124
GLO2070 |
63 | GLO3077 | Phân tích hóa môi trường
Environmental analytical chenistry |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO3111 |
64 | GLO3130 | Hóa học đất và nước
Chemistry of Soil and water |
3 | 30 | 10 | 5 | GLO2078 |
V.3 |
Thực tập |
3 | |||||
GLO4062 | Thực tập thực tế
Practising |
3 | 2 | 25 | 3 | ||
V.4 |
Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
7 | |||||
GLO4057 | Khóa luận tốt nghiệp
Graduation Thesis |
7 | |||||
V.5 |
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
7 | |||||
V.5.1 | Học phần bắt buộc | 4 | |||||
GLO4011 | Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu Kỹ thuật địa chất
Establishing Projects in Geo-Engineering |
4 | 30 | 20 | 10 | ||
V.5.2 |
Học phần tự chọn |
3/6 | |||||
68 | GLO3079 | Phương pháp lập bản đồ địa chất môi trường và tai biến địa chất
Mapping methods for environmental geology and geological hazard |
3 | 15 | 25 | 5 | GLO3111 |
69 | GLO4063 | Phương pháp lập bản đồ Địa chất công trình – Địa kỹ thuật
Mapping methods for Geological – Geotechnical Engineering |
3 | 15 | 25 | 5 | GLO3111 |
Tổng | 133 |
|
Ghi chú: Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.