TS. TRẦN ĐĂNG QUY

THÔNG TIN CÁ NHÂN

TS. Trần Đăng Quy

Hướng nghiên cứu: Địa chất môi trường biển, Quy hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 2009 – nay

Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển và Đảo

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Địa chất Môi trường, P.607, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: quytrandang@gmail.com;

quytrandang@hus.vnu.edu.vn

Điện thoại: 0967.790.715

aQuy

Công trình tiêu biểu

          Biển và đại dương mang trong mình những bí ẩn riêng luôn hấp dẫn những con người thích khám phá. Vùng biển Việt Nam có diện tích trên một triệu Km², gấp ba lần diện tích phần đất liền. Tuy các hoạt động nghiên cứu biển ở Việt Nam đã diễn ra từ đầu thế kỉ 20 nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề khoa học cần làm sáng tỏ. Địa chất môi trường biển hướng đến nghiên cứu các quá trình vật lý, hóa học, sinh học trong môi trường biển dưới góc độ tác động đến sinh vật và con người. Trong khi đó, địa hóa môi trường biển đi sâu vào nghiên cứu sự phân bố, hành vi, chu trình của các nguyên tố hóa học trong môi trường biển, đặc biệt là các chu trình sinh địa hóa và sự tích lũy các nguyên tố theo lưới thức ăn. Đất ngập nước ven biển Việt Nam có diện tích lớn, đa dạng về kiểu loại, chứa đựng nhiều tài nguyên có giá trị cho sự phát triển kinh tế, có chức năng quan trọng trong bảo vệ môi trường và giảm thiểu tai biến của Việt Nam. Hệ thống các bản đồ địa chất môi trường và địa chất tai biến tỉ lệ từ 1:500.000 đến 1:50.000 các vùng biển Việt Nam cung cấp những thông tin quan trọng về nền môi trường địa chất, các quá trình địa chất tai biến và định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ. Hệ thống bản đồ đất ngập nước ven biển Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 đã khái quát được sự phân bố các kiểu loại, đa dạng sinh học, các hoạt động khai thác và định hướng quy hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển. Một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển quan trọng như các cửa sông, vũng vịnh đã được nghiên cứu chi tiết hơn về sinh địa hóa, đa dạng sinh học, địa hóa môi trường và các quá trình biến đổi vật lý. Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế biển dựa vào các tiềm năng sẵn có về địa chính trị, địa kinh tế và tài nguyên của biển Đông đi đôi với việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tai biến từ phía biển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu địa chất môi trường, địa hóa môi trường biển và đất ngập nước ven biển cần tiếp tục được thúc đẩy và tăng cường nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu của xã hội trong tương lai.

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

  • Mai Trọng Nhuận, Phan Văn Tân, Lê Quang Trí, Trương Việt Dũng, Đỗ Công Thung, Lê Văn Thăng, Trần Mạnh Liểu, Nguyễn Tiền Giang, Đỗ Minh Đức, Ngô Đức Thành, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hiếu Trung, Trần Đăng Quy, và Nguyễn Thị Khang, 2015: Sự thay đổi tác động của cực đoan khí hậu và thiên tai tới hệ sinh thái và hệ nhân sinh, Trong: Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản ý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu [Trần Thục, Koos, N. chủ biên]. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, tr. 141-186.
  • Mai Trọng Nhuận, Vũ Trường Sơn, Lê Anh Thắng, Trần Đăng Quy, Nguyễn Tài Tuệ và Hoàng Văn Tuấn, Đặc điểm môi trường địa hóa vùng biển 0-100 m Huế – Bình Định. Địa chất và tài nguyên Việt Nam: Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc kỷ niệm 70 năm phát triển, Hà Nội, 2015, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 262-272.
  • Mai Trong Nhuan, Nguyen Tai Tue, Nguyen Thi Hong Hue, Tran Dang Quy, Tran Manh Lieu (2015), An indicator-based approach to quantifying the adaptive capacity of urban households: The case of Da Nang city, Central Vietnam, Urban Climate, v 15, p 60-69.
  • Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Tài Tuệ, Trần Đăng Quy, Nguyễn Đức Hoài, Mai Trọng Nhuận, 2016. Đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cấp hộ gia đình tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 32(2S), tr. 140-152.
  • Trần Đăng Quy, Nguyễn Tài Tuệ, Lương Lê Huy, Trịnh Nguyên Tính, Lê Anh Thắng, Đào Mạnh Tiến, Vũ Trường Sơn, Mai Trọng Nhuận, 2016. Tai biến địa hoá vùng biển Việt Nam: hiện trạng, xu thế, các giải pháp giảm nhẹ, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 360 (10/2016), tr. 15-27.
  • Luong Le Huy, Mai Trong Nhuan, Tran Dang Quy, Hoang Van Tuan, Quach Manh Dat, Nguyen Duc Hoai, Nguyen Tai Tue, 2016. Characteristics of marine environmental geochemistry from Ha Tinh to Quang Nam (60 – 100 m water depth), VN Journal of Earth Science, v. 38(2). DOI: 10.15625/0866-7187/38/2/8603.
  • Mai Trọng Nhuận (chủ biên), Trần Mạnh Liểu, Nguyễn Tài Tuệ, Trần Đăng Quy, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoàng Hà, Phạm Thị Nhâm, 2016. Mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 382 tr. ISBN:978-604-62-6631-0.
  • Luong Le Huy, Mai Trong Nhuan, Le Van Hoc, Trinh Nguyen Tinh, Le Anh Thang, Nguyen Van Ha, Hoang Van Tuan, Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy, 2017, Characteristics of marine environmental geochemistry from Nga Son to Cua Hoi, Thanh Hoa province (0-30 meters water depth), Journal of Marine Science and Technology; v. 17(3), p. 301-311, DOI: 10.15625/1859-3097/17/3/8698.
  • Duc, D.M., Mai Trong Nhuan, Quy, T.D. và Lieu, T.M. (2018). TXT-tool 4.084-1.2: Landslide Vulnerability Assessment: A Case Study of Backan Town, Northeast Vietnam, Landslide Dynamics: ISDR-ICL Landslide Interactive Teaching Tools. Springer, pp. 521-537.
  • Mai Trong Nhuan, Tue, N.T. và Quy, T.D. (2018). Enhancing Resilience to Climate Change and Disasters for Sustainable Development: Case Study of Vietnam Coastal Urban Areas. In: K. Takeuchi, O. Saito, H. Matsuda and G. Mohan (Editors), Resilient Asia: Fusion of Traditional and Modern Systems for a Sustainable Future. Springer Japan, Tokyo, pp. 63-79.