PGS.TS. NGUYỄN TÀI TUỆ

THÔNG TIN CÁ NHÂN

PGS.TS. Nguyễn Tài Tuệ

Hướng nghiên cứu: Địa hóa sinh thái biển, Địa chất môi trường, Địa chất đồng vị bền, Biến đổi khí hậu.

Thời gian công tác tại Khoa: Từ 2006 – nay

Chức vụ: Phó Trưởng Khoa, Phó giám đốc Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu.

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Địa chất Môi trường, P.607, nhà T5, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: tuenguyentai@hus.edu.vn

Điện thoại: 0916.698.697

aTue

Công trình tiêu biểu

          Môi trường địa chất cung cấp cho con người nơi ở, các nguồn tài nguyên và nơi chứa đựng chất thải. Tuy nhiên, hoạt động của con người không hợp lý đã làm cường hoá các quá trình phát thải chất thải rắn, khí thải, nước thải vào môi trường không khí, nước và đất, gây bất lợi cho sức khoẻ con người và sinh vật. Các quá trình này làm biến đổi các chu trình sinh địa hóa, phát tán các chất thải như kim loại nặng và hợp chất hữu cơ bền khó phân huỷ từ địa quyển vào trong thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và chúng có khả năng di chuyển theo chuỗi thức ăn và tích luỹ vào trong sinh khối thực vật, động vật và cơ thể con người [xem H1]. Các quá trình này xảy ra mạnh mẽ ở các khu vực đới bờ vì đây là nơi lắng đọng các loại vật chất được vận chuyển từ đất liền, nhưng lại có mức độ đa dạng sinh học cao và đang chịu sức ép lớn từ phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu các quá trình địa hóa và địa chất xảy ra trong môi trường địa chất đới bờ sẽ cung cấp các cơ sở khoa học quan trọng để bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững hệ sinh thái và tài nguyên biển. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm địa chất môi trường đới bờ, các quá trình sinh địa hoá xảy ra trong các hệ sinh thái ven biển (rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô) và biển sâu bao gồm: xác định mối quan hệ giữa các hợp phần môi trường địa chất, các chu trình chất dinh dưỡng, cấu trúc chuỗi/lưới thức ăn và tích luỹ chất ô nhiễm trong các hệ sinh thái đới bờ là rất quan trọng để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường biển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên [xem H2].

          Các hướng nghiên cứu kể trên đã được thực hiện ở vùng biển ven bờ, rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển của Việt Nam để làm sáng tỏ về mối quan hệ hữu cơ giữa môi trường địa chất và các hệ sinh thái, vai trò của các hệ sinh thái biển trong chu trình carbon, cung cấp thức ăn cho các loài động vật, duy trì đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản, lọc các chất ô nhiễm từ đất liền vào biển. Các hướng nghiên cứu này sẽ tiếp tục được thực hiện nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chống chịu và thích ứng của hệ sinh thái biển trước tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm từ đất liền.

 

H1. Các quá trình di chuyển của vật chất trong môi trường địa chất

H2. Các quá trình sinh địa hoá ở hệ sinh thái biển ven bờ

Các bài báo khoa học và công trình nghiên cứu nổi bật

  • Nguyen Tai Tue, Dang Minh Quan, Pham Thao Nguyen, Luu Viet Dung, Tran Dang Quy và Mai Trong Nhuan (2019). Holocene environmental changes in Red River delta, Vietnam as inferred from the stable carbon isotopes and C/N ratios. Journal of Earth System Science, 128(1): 15.
  • Nguyen Tai Tue, Pham Thao Nguyen, Dang Minh Quan, Luu Viet Dung, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, Nguyen Dinh Thai (2018). Sedimentary composition and organic carbon sources in mangrove forests along the coast of northeast Vietnam. Regional Studies in Marine Science, 17: 87-94.
  • Mai Trong Nhuan, Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy (2018). Enhancing Resilience to Climate Change and Disasters for Sustainable Development: Case Study of Vietnam Coastal Urban Areas. In: K. Takeuchi, O. Saito, H. Matsuda và G. Mohan (Editors), Resilient Asia: Fusion of Traditional and Modern Systems for a Sustainable Future. Springer Japan, Tokyo, pp. 63-79.
  • Van Hieu Pham, Viet Dung Luu, Nguyen Tai Tue, Omori Koji (2017). Will restored mangrove forests enhance sediment organic carbon and ecosystem carbon storage? Regional Studies in Marine Science, 14: 43-52.
  • Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, Luu Viet Dung, Nguyen Dinh Thai (2017). Tracing carbon transfer and assimilation by invertebrates and fish across a tropical mangrove ecosystem using stable isotopes. Marine Ecology, 38(5): e12460.
  • Mai Trong Nhuan, Nguyen Tai Tue, Nguyen Thi Hong Hue, Tran Dang Quy, and Tran Manh Lieu (2016). An indicator-based approach to quantifying the adaptive capacity of urban households: The case of Da Nang city, Central Vietnam. Urban Climate, 15:60-69.
  • Nguyen Tai Tue, Luu Viet Dung, Mai Trong Nhuan, K. Omori (2014). Carbon storage of a tropical mangrove forest in Mui Ca Mau National Park, Vietnam. Catena, 121: 119−126.
  • Nguyen Tai Tue, H. Hamaoka, Tran Dang Quy, A. Sogabe, Mai Trong Nhuan, Nguyen Thanh Nam, K. Omori (2014). Dual isotope study of food sources of a fish assemblage in the Red River mangrove ecosystem, Vietnam. Hydrobiologia, 733: 71−83.
  • Nguyen Tai Tue, H. Hamaoka, A. Sogabe, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2012). Food sources of macro-invertebrates in an important mangrove ecosystem of Vietnam determined by dual stable isotope signatures. Journal of Sea Research, 72: 14−21.
  • Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy, H. Hamaoka, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2012). Sources and exchange of particulate organic matter in an estuarine mangrove ecosystem of Xuan Thuy National Park, Vietnam. Estuaries and Coasts, 35: 1060−1068.
  • Nguyen Tai Tue, Nguyen Thi Ngoc, Tran Dang Quy, H. Hamaoka, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2012). A cross-system analysis of sedimentary organic carbon in the mangrove ecosystems of Xuan Thuy National Park, Vietnam. Journal of Sea Research, 67: 69−76.
  • Nguyen Tai Tue, Tran Dang Quy, A. Amano, H. Hamaoka, S. Tanabe, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2012). Historical profiles of trace element concentrations in mangrove sediments from the Ba Lat Estuary, Red River, Vietnam. Water, Air, & Soil Pollution, 223: 1315−1330.
  • Nguyen Tai Tue, H. Hamaoka, A. Sogabe, Tran Dang Quy, Mai Trong Nhuan, and K. Omori (2011). The application of δ 13C and C/N ratios as indicators of organic carbon sources and paleoenvironmental change of the mangrove ecosystem from Ba Lat Estuary, Red River, Vietnam. Environmental Earth Sciences, 64: 1475−1486.
  • Nguyen Thi Ngoc, K. Koike, Nguyen Tai Tue (2013). Correlating mass physical properties with ALOS reflectance spectra for intertidal sediments from the Ba Lat Estuary (northern Vietnam): an exploratory laboratory study. Geo-marine Letters, 33 (4): 273−284.