Chương trình đào tạo cử nhân ngành Địa chất 2020

Mã xét tuyển: QHT18

 I. GIỚI THIỆU CHUNG

Hiểu biết về Địa chất và Khoáng sản là tiền đề quan quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Từ năm 1966 đến nay, hơn 1500 sinh viên, 500 học viên cao học và 100 nghiên cứu sinh ngành Địa chất đã tốt nghiệp tại Khoa Địa chất. Nhiều cựu sinh viên Địa chất đã trở thành giáo sư, phó giáo sư và các nhà nghiên cứu đầu ngành, các nhà quản lý cấp cao của Việt Nam. Năm 2015, ngành Địa chất học tại Khoa Địa chất tự hào là Chương trình đào tạo đầu tiên trong khối Khoa học Trái đất – Mỏ ở Việt Nam đạt Chuẩn Kiểm định quốc tế của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN).

Chương trình đào tạo cử nhân Địa chất tại khoa Địa chất hướng đến mục tiêu trang bị cho người học các kiến thức cơ bản và hiện đại về lĩnh vực Địa chất; có kỹ năng, phương pháp nghiên cứu bao gồm: các phương pháp nghiên cứu hiện trường, phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, thu thập, phân tích, xử lý số liệu và luận giải kết quả; có khả năng phát triển ý tưởng khoa học; có kỹ năng giao tiếp và phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng tốt yêu cầu công việc của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến địa chất và tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó sau khi tốt nghiệp, người học có nhiều cơ hội tham gia giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng, các cơ quan quản lý liên quan đến địa chất. Người học cũng có cơ hội tiếp tục được đào tạo ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

Chương trình đào tạo ngành Địa chất học đã chứng tỏ sự thành công qua nhiều năm, thể hiện bằng sự hài lòng của cả sinh viên và nhà tuyển dụng, được giới thiệu và tiến cử từ các cựu sinh viên tốt nghiệp và các giáo sư mời giảng. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc nhận được học bổng sau đại học ở nước ngoài tương đối cao.

Kiến thức: Đào tạo sinh viên trở thành nhà địa chất có tố chất lãnh đạo, dẫn dắt chuyên môn và khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo và các ngành liên quan.

Kỹ năng: Đào tạo sinh viên có khả năng tiếp tục tham gia vào việc học hỏi, nâng cao năng lực thích ứng với CMCN 4.0, môi trường và điều kiện làm việc thay đổi và áp dụng kiến thức và ý tưởng mới trong địa chất học và các lĩnh vực liên quan.

Thái độ: Đào tạo sinh viên trở thành nhà địa chất có thái độ, tác phong làm việc nghiêm túc, trung thực, chủ động, sáng tạo, yêu ngành nghề và sẵn sàng phục vụ đất nước, tích cực tham gia vào các tổ chức địa chất chuyên nghiệp, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp liên quan.

 Sinh viên K60 Địa chất thực tập thực tế
tại Nhà máy Tuyển đồng Số 2 Sin Quyền, Lào Cai, tháng 12/2018

Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực điều tra khảo sát địa chất, tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản; chuyên gia tư vấn, chuyên viên đánh giá chất lượng khoáng sản; Các nhà ngọc học, chuyên viên kiểm định vàng bạc đá quý; Chuyên gia đánh giá tác động môi trường, quản lý và giảm nhẹ tai biến địa chất; Chuyên gia trong các lĩnh vực khảo sát địa chất công trình, cải tạo đất đá và xử lý nền móng; Chuyên gia tư vấn công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; Giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các bộ ban ngành.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Chuẩn đầu ra là các yêu cầu bắt buộc sinh viên phải đạt được qua quá trình đào tạo thông qua việc lĩnh hội kiến thức được truyền tải qua các học phần của Chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ta đã được thiết kế và thể hiện trong Khung Chương trình, bao gồm chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức và tính tự chủ, chịu trách nhiệm.

Kiến thức

– Nhận thức đúng đắn về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam và thế giới đương đại, thích ứng với cuộc CMCN 4.0.

Áp dụng được khối kiến thức KHTN trong giải quyết các vấn đề chuyên môn.

Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành để giải quyết được một vấn đề cụ thể trong khoa học địa chất hoặc thực tiễn của Việt Nam.

Có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực địa chất.

Kỹ năng

– Sử dụng thành thạo tiếng Anh (đạt bậc 3/6 theo khung năng lực châu Âu), tin học văn phòng, các phần mềm chuyên dụng;

– Thực hiện được kỹ năng khảo sát thực địa, thu thập số liệu, phân tích thí nghiệm, xử lý số liệu trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

Có khả năng vận hành nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm, từ đó hình thành khả năng dẫn dắt, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, trình bày.

Có khả năng phát hiện, giải quyết các vấn đề chuyên môn; phân tích, đánh giá các kết quả đạt được; Có kĩ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi để giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp, kiến nghị phù hợp.

Phẩm chất và tính tự chủ, chịu trách nhiệm

Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật cao; có ý thức bảo vệ tổ quốc, đề xuất sáng kiến, giải pháp và vận động chính quyền, nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc.

Có thái độ, tác phong làm việc nghiêm túc, trung thực, chủ động, sáng tạo, yêu ngành nghề và sẵn sàng phục vụ đất nước được, tích cực tham gia vào các tổ chức địa chất chuyên nghiệp, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp liên quan.

Sinh viên thực tập ngoài trời tại Ba Vì

III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Các giờ tín chỉ bao gồm giờ học lý thuyết trên lớp, giờ thực hành/bài tập và thời gian tự học – tự nghiên cứu. Các giờ thực hành/bài tập và tự học tự nghiên cứu chiếm khoảng 40% tổng số giờ tín chỉ. Điều này giúp sinh viên đáp ứng được chuẩn đầu ra với các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là các kỹ năng bổ trợ. Trong mỗi học phần, khả năng tự nghiên cứu cũng được hướng dẫn và rèn luyện. Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên luôn tập trung vào việc trang bị cho sinh viên niềm đam mê nghề nghiệp Địa chất, các phương pháp tự học, gợi mở các khả năng tiếp thu các kiến thức mới, thích ứng môi trường làm việc mới.

Khung chương trình bao gồm các học phần chung về khoa học tự nhiên và xã hội (Toán, Lý, Hóa, Khoa học xã hội và Ngoại ngữ), và các học phần cơ bản và chuyên sâu trong địa chất nhằm cung cấp các kiến thức chung và kỹ năng chuyên môn cho người học.

Thông tin về các học phần trong chương trình đào tạo

STT học phần Học phần

(ghi bằng tiếng Việt và

tiếng Anh)

Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã số

học phần

tiên quyết

Lí thuyết Thực hành Tự học
I Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Kĩ năng bổ trợ) 16
PHI1006 Triết học Mác Lê nin 3 30 15 0
2 PEC1008 Kinh tế chính trị Mác Lê nin 2 20 0 10 PHI1006
3 PHI1002 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 24 4 2 PHI1006

PEC1008

4 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 20 10 0
5 HIS1001 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 20 10 0 POL1001
6 FLF1107 Tiếng Anh B1 5 20 35 20
7 Giáo dục thể chất 4
8 Giáo dục an ninh quốc phòng 8
 II Khối kiến thức theo lĩnh vực 7    
II/1   Các học phần bắt buộc 2
9 INM1000 Tin học cơ sở 2 15 15 0
II/2   Các học phần tự chọn 5
10 HIS1056 Cơ sở văn hóa Việt Nam

Fundamentals of Vietnamese Culture

3 42 3 0
11 GEO1050 Khoa học trái đất và sự sống

Earth and Life Sciences

3 42 3 0
12 THL1057 Nhà nước và Pháp luật đại cương 2 20 5 5 PHI1006
13 MAT1056 Nhập môn phân tích dữ liệu 2 30 0 0
14 PHY1070 Nhập môn Internet kết nối vạn vật 2 24 4 6
15 PHY1020 Nhập môn Robotics 3 30 10 0
III   Khối kiến thức theo khối ngành 22
III.1 Các học phần bắt buộc      
MAT1090 Đại số tuyến tính

Linear Algebra

3 30 15
17 MAT1091 Giải tích 1

Calculus 1

3 30 15
18 MAT1192 Giải tích 2

Calculus 2

2 20 10 MAT1091
19 MAT1101 Xác suất thống kê

Probability and Statistics

3 27 18 MAT1091
20 PHY1100 Cơ – Nhiệt

Mechanics – Thermodynamics

3 30 15 MAT1091
21 PHY1103 Điện – Quang

Electromagnetism – Optics

3 30 15 PHY1100
22 PHY1104 Thực hành Vật lý đại cương

General Physics Practice

2 30 PHY1100
23 CHE1080 Hóa học đại cương

General chemistry

3 42 3
IV   Khối kiến thức theo nhóm ngành 30      
IV.1   Các học phần bắt buộc 27    
GLO2076 Tiếng Anh cho Địa chất

English for Geology

3 20 20 5 FLF2103
25 GLO2001 Địa chất đại cương

Physical Geology

3 30 10 5 GEO1050
26 GEO2059 Cơ sở viễn thám và GIS

GIS and remote sensing

3 30 10 5 GLO2078
27 GLO2068 Tai biến thiên nhiên

Natural Hazards

3 30 10 5 GLO2078
28 GLO2066 Thực tập Địa chất đại cương

Exploring Geology in Field

3 45 GLO2078
29 GLO2069 Địa mạo

Geomorphology

3 30 10 5 GLO2078
30 GLO2058 Địa tin học ứng dụng

Applied Geoinformatics

3 20 20 5 GE02059
31 GLO3113 Mô hình hóa các hệ thống Trái đất

Earth Systems Modeling

3 20 20 5 GLO2078
32 GEO2112 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Scientific method

3 15 25 5 GLO2078
IV.2 Các học phần tự chọn (3/12) 3
GLO2087 Cơ sở lý luận phát triển bền vững

Introduction to sustainable development

3 30 10 5 GLO2078
34 GEO2113 Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Climate change mitigation and adaptation

3 30 10 5 GLO2087
35 GLO2074 Địa vật lý đại cương

Geophysics

3 30 10 5 GLO2078
36 GEO2111 Thực hành khởi nghiệp

Starting a business

3 20 20 5
V   Khối kiến thức ngành 53    
V.1 Các học phần bắt buộc 35    
GLO2093 Quang học tinh thể và khoáng vật học

Mineralogy and Mineral Optics

4 40 15 5 GLO2078
38 GLO2089 Thạch học

Petrography

4 40 15 5 GLO2093
39 GLO2070 Địa hóa

Geochemistry

3 30 10 5 GLO2089
40 GLO2062 Địa chất cấu trúc và kiến tạo

Structural Geology and Tectonics

4 40 15 5 GLO2089
41 GLO2071 Cổ sinh vật học đại cương

Introduction to Paleontology

3 30 10 5 GLO2078
42 GLO3111 Địa chất môi trường

Environmental Geology

3 30 10 5 GLO2078
43 GLO2073 Địa chất Việt Nam

Geology of Vietnam

4 40 15 5 GLO2071

GLO2062

44 GLO3150 Địa chất Đệ tứ

Quaternary Geology

3 30 10 5 GLO2078
45 GLO3137 Địa chất công trình và Địa chất thủy văn

Engineering Geology and Hydrogeology 

4 40 15 5 GLO2078
46 GEO3187 Thực tập Điều tra, khảo sát địa chất

Geology in the Field

3 45 GLO2062

GLO3137

V.2 Các học phần tự chọn 18
V2/1 Các học phần chuyên sâu về Địa chất 18
47 GEO3144 Các phương pháp phân tích thạch học, khoáng vật

Rock and Mineral analysis

3 20 20 5 GLO2070
48 GEO3156 Địa hóa môi trường trầm tích

Sedimentary Geochemistry

3 30 10 5 GLO2070

GLO2093

49 GEO3175 Phương pháp phân tích tướng trầm tích

Facies analysis

3 20 20 5 GLO2093

GLO2071

50 GLO2088 Địa chất biển

Marine Geology

3 30 10 5 GLO2078
51 GLO2072 Địa chất Dầu khí

Petroleum Geology

3 30 10 5 GLO2062
52 GLO3136 Các bồn dầu khí Việt Nam

Petroleum basins of Vietnam

3 30 10 5 GEO3184

GEO3185

53 GLO2074 Địa hóa dầu khí

Petroleum Geochemistry

3 30 10 5 GLO2072
54 GEO3153 Địa chấn địa tầng

Seismic stratigraphy

3 20 20 5 GLO2078
55 GLO3092 Khoáng sản Việt Nam

Minerals of Vietnam

3 30 10 5 GLO2093
56 GLO3151 Địa chất du lịch

Geotourism

3 30 10 5 GLO2078
57 GLO3093 Tài nguyên cảnh quan địa chất

Landscape resources

3 30 10 5 GLO2078
58 GLO2097 Bản đồ địa chất và phương pháp thành lập

Geological map and mapping

3 20 20 5 GLO2073
59 GLO2091 Lịch sử trái đất

History of Earth

3 30 10 5 GLO2062
60 GLO3110 Các mỏ khoáng

Ore deposits

3 30 10 5 GLO2078
V2/2 Ngọc học 18
61 GEO3144 Các phương pháp phân tích thạch học và khoáng vật

Rock and mineral analysis

3 20 20 5 GLO2070
62 GEO3167 Ngọc học đại cương

Introduction to Gemology

3 30 10 5 GLO2089
63 GEO3143 Các phương pháp giám định đá quý

Gem Identification

3 20 20 5 GEO3167
64 GEO3186 Phương pháp chế tác đá quý

Gem cutting and design

3 20 20 5 GEO3167
65 GEO3153 Phương pháp tổng hợp và xử lý đá quý

Synthetic and treated gemstones

3 20 20 5 GEO3167
66 GEO3157 Giá cả và thị trường đá quý

Evaluation of Gemstones and Gem Trade

3 30 10 5 GEO3143
67 GLO2097 Bản đồ địa chất và phương pháp thành lập

Geological map and mapping

3 20 20 5 GLO2073
68 GEO3160 Kim cương

Diamond Grading & Pricing

3 30 10 5 GLO2089
69 GEO3150 Đá quý màu

Colored Stone Grading and Pricing

3 30 10 5 GEO3167
70 GEO3168 Ngọc hữu cơ

Organic gems

3 30 10 5 GEO3167
71 GLO3110 Các mỏ khoáng

Ore deposits

3 30 10 5 GLO2078
72 GLO3092 Khoáng sản Việt Nam

Minerals of Vietnam

3 30 10 5 GLO2093
V2/3 Các học phần chuyên sâu về Công nghệ Địa kỹ thuật – Địa chất Môi trường 18
73 GEO3148 Công nghệ phòng chống thiên tai

Geohazard Prevention Technology

3 20 20 5 GLO3137
74 GEO3189 Thủy địa cơ học

Hydro-geo Mechanics

3 30 10 5 GLO3137
75 GEO3145 Cơ học đất – đá

Rock and Soil Mechanics

3 25 15 5 GLO3137
76 GEO3147 Công nghệ địa môi trường

Geoenvironmental Technology

3 20 20 5 GLO3137
77 GLO3125 Địa chất đô thị

Urban geology

3 25 15 5 GLO3111
78 GEO3172 Phương pháp điều tra địa kỹ thuật – địa môi trường

Methods for Geotechnical and Geoenvironmental Investigation

3 20 20 5 GLO3137
79 GEO3169 Phân tích dữ liệu địa kỹ thuật – địa môi trường

Data analysis for Geotechnics and Geoenvironment

3 20 20 5 GLO3137
80 GEO3193 Vật liệu địa kỹ thuật

Geotechnical Materials

3 30 10 5 GLO3137
81 GEO3177 Quản lý phát triển không gian ngầm đô thị

Management and Development of Urban Underground Space

3 20 20 5 GLO3137
82 GEO3149 Công nghệ xử lý nền đất yếu

Soft Ground Improvement Technology

3 20 20 5 GEO3145
83 GLO3116 Kỹ thuật nền móng

Foundation Engineering

3 30 10 5 GEO3145
84 GLO3060 Địa chất sinh thái

Ecological Geology

3 30 10 5 GLO3111
85 GLO3062 Địa chất môi trường biển và đới bờ

Environmental Geology of Sea and Coastal Zone

3 25 15 5 GLO3111
86 GEO3195 Xây dựng bản đồ địa chất môi trường

Geoenvironmental Mapping

3 20 20 5 GLO3137
V.3   Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 10        
GEO4079 Thực tập thực tế

Practicing

3 GEO2112
88 GLO4055 Khóa luận tốt nghiệp

Graduate thesis

7 GEO2112
Tổng cộng

IV. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Công việc đảm nhiệm

Nhà nghiên cứu; Giảng viên đại học và cao đẳng; Cán bộ và chuyên gia thăm dò, quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản; Chuyên gia kiểm định đá quý; Chuyên viên quản lý tại các Bộ, ngành và sở liên quan đến quản lý tài nguyên khoáng sản; Chuyên gia phân tích và tư vấn đánh giá tác động môi trường; Chuyên gia phân tích và tư vấn quản lý rủi ro thiên tai.

 

Tình hình việc làm của sinh viên ngành Địa chất từ khoá 35 đến khóa 59 (1994-2018)

Tình hình việc làm

Khảo sát 5 năm trở lại đây cho thấy 55% sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp; 75% sinh viên có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp; 20-30 % cựu sinh viên 5 khóa gần đây đã và đang học thạc sĩ và tiến sĩ tại nước ngoài.

 

Mức lương thu nhập trên tháng của cựu sinh viên tốt nghiệp 2015-2018

Nhà tuyển dụng

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo Ngành Địa chất học có cơ hội việc làm rộng mở. Danh sách sau đây liệt kê các đơn vị tuyển dụng có nhiều cựu sinh viên ngành Địa chất đang làm việc:

– Các cơ quan quản lý các cấp (bộ, sở, phòng) trong lĩnh vực địa chất, tài nguyên: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

– Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa chất, tài nguyên khoáng sản, địa kỹ thuật – địa môi trường: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn.

– Các viện nghiên cứu: Viện Địa chat, Viện Vật lý Địa cầu, Viện TN&MT biển, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, Viện Thủy lợi, Viện Vật liệu Xây dựng.

– Các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước.

V. HỌC PHÍ, HỌC BỔNG VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Học phí theo quy định của Nhà nước, năm học 2018-2019 là 960.000đ/1 tháng/1 sinh viên; sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được xem xét miễn-giảm học phí; được hỗ trợ chi phí học tập; xét trợ cấp xã hội…

Học bổng từ nguồn ngân sách nhà nước xét theo kết quả học tập vào cuối mỗi học kỳ; Sinh viên có kết quả học tập tốt có thể được nhận các học bổng hỗ trợ từ các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học với mức hỗ trợ từ 5-10 triệu/năm như học bổng Tập đoàn Dầu khí, Ngân hàng BIDV, Đạm Phú Mỹ, Vừ A Dính, Honda, Shinnyo, POSCO, Lawrence S.Ting, Pony Chung, Yamada, Dongbu, Mitsubishi, Thakral-In Sewa, Kumho Asiana,…

Sinh viên K57 và 58 Địa chất được trao học bổng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Chính sách hỗ trợ sinh viên: được ưu tiên phương tiện, học liệu và ký túc xá; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ tiếng Anh; được ưu tiên cử đi trao đổi sinh viên tại Đức, Nauy, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN;

Môi trường học tập: Học tập trong môi trường sáng tạo, tiên phong và hội nhập quốc tế; Được học tập, khảo sát thực địa và nghiên cứu khoa học với các giảng viên trình độ cao trong và ngoài nước; Có nhiều điều kiện tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc; Được du ngoạn, thực tập thực tế nhiều vùng miền, tại các các cơ quan, doanh nghiệp ở trung ương và địa phương;

VI. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Nghiên cứu tính chất và đánh giá chất lượng nguyên liệu khoáng phục vụ cho công nghiệp tinh chế và chế biến nâng cao chất lượng 

Cán bộ khoa Địa chất đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu các tính chất tự nhiên và xác định các chỉ tiêu kĩ thuật của nhiều loại nguyên liệu khoáng khác nhau như đá quý, sét kaolin, sét bentonit, khoáng chứa kim loại hiếm Li, cát titan,… Một vài các nghiên cứu có thể kể đến như nâng cấp chất lượng đá quý ruby-saphir vùng Lục Yên, aquamarin vùng Thanh Hóa, peridot Tây Nguyên; đánh giá khả năng cô lập chất thải phóng xạ của bentonit Di Linh; xác định dạng tồn tại của kim loại hiếm Li phục vụ chế biến sản quặng Li vùng Quảng Ngãi; xác định các thông số kĩ thuật nhằm chế biến sâu quặng graphit vùng Lào Cai,… Nguyên liệu khoáng sét có thể sử dụng để sản xuất gạch nhẹ cách nhiệt. Một số vật liệu đá xốp đã được sản xuất thành công thành vật liệu lọc nước. Các khu vực có tiềm năng địa nhiệt như Quảng Bình – Quảng Trị, Điện Biên-Lai Châu, Tuyên Quang-Phú Thọ đang được triển khai đánh giá tiến tới xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt và phục vụ phát triển dịch vụ-du lịch. Kết quả của các nghiên cứu này đã góp phần đóng góp và định hướng cho việc xây dựng quy trình làm giàu, tinh chế, chế biến nâng cao chất lượng, và sử dụng hiệu quả nguyên liệu khoáng của Việt Nam.

Một số đá quý của Việt Nam: ruby (giữa, 2.27 ct), spinel (trái và giữa, 1.97–5.07 ct),
aquamarin (thứ hai từ phải sang, 3.48 ct) và orthoclas xanh (trên cùng, 3.68 ct).

Courtesy of Palagems.com và William Larson; Ảnh R. Weldon (Le Thi-Thu Huong etal., 2012)

Nghiên cứu địa chất biển, địa chất dầu khí và môi trường

Các nghiên cứu về địa chất biển tại Khoa Địa chất đã giúp đánh giá tiềm năng dầu khí, định hướng công tác tìm kiếm-thăm dò dầu khí các bồn trầm tích trên Biển Đông; khoanh vùng triển vọng khoáng sản rắn, định ra các tiền đề tìm kiếm và đánh giá sa khoáng, vật liêu xây dựng và khí hydrat (băng cháy). Nghiên cứu cũng góp phần xây dựng được cơ sở khoa học để định hướng quy hoạch lãnh thổ đới bờ theo hướng phát triển bền vững. Dưới đây là thông tin về một số đề tài nghiên cứu liên quan đã và đang triển khai tại Khoa Địa chất.

Địa chất biển và địa chất dầu khí

– Nghiên cứu tướng đá cổ địa lý trầm tích Kainozoi khu vực mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng và đánh giá triển vọng dầu khí liên quan (1999-2001). Nghiên cứu đã làm sáng tỏ môi trường tạo dầu và khả năng chứa dầu khí của đá cát kết tuổi Oligocen, Miocen, định hướng xây dựng tiền đề tìm kiếm dầu khí cho các vùng lân cận 2 khu vực mỏ nói trên.

– Nghiên cứu lịch sử địa chất vùng biển nước sâu thềm lục địa Việt Nam và triển vọng khoáng sản liên quan (KC-09-20/11-15). Nghiên cứu cơ chế kiến tạo địa động lực các bể Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Tư Chính Vũng Mây và Trường Sa và triển vọng dầu khí liên quan (KHTN-03) (2012-2014). Các nghiên cứu này đã đánh giá được các cấu trúc địa chất có triển vọng là bẫy cấu tạo dầu khí.

– Thành lập bản đồ Địa chất Biển Đông và các vùng kế cận tỷ lệ 1/1.000.000 (2005-2007). Đề tài đã có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn: (1) Lần đầu tiên thành lập bản đồ Địa chất Kainozoi thềm lục địa Việt Nam; (2) Phân tầng và phân vùng cấu trúc cho toàn bộ khu vực Biển Đông Việt Nam; (3) Khoanh vùng triển vọng khoáng sản rắn và dầu khí.

– Nghiên cứu địa tầng phân tập các bể Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn và tiềm năng khoáng sản liên quan (KC-09-20/06-10) (2007-2010). Đề tài đã xây dựng được mô hình địa tầng phân tập trên cơ sở địa chấn địa tầng, chu kỳ trầm tích và tướng đá -cổ địa lý. Từ đó xây dựng các tiền đề đánh giá triển vọng dầu khí.

Địa chất Pliocen – Đệ tứ và môi trường

Các hướng nghiên cứu Địa chất Pliocen – Đệ tứ và môi trường đã được thực hiện từ những năm 1990 đến nay. Nhiều đề tài đã được thực hiện có tính ứng dụng cao bao gồm:

– Thành lập loạt bản đồ trầm tích tầng mặt và loạt bản đồ tướng đá-thạch động lực tỷ lệ 1/500000 vùng biển nông ven bờ (0-50m nước) từ Móng Cái đến Hà Tiên (1991- 2016). Đây là bộ bản đồ nền hết sức quan trọng phục vụ nghiên cứu địa mạo, địa chất môi trường, địa chất tai biến và tìm kiếm khoáng sản rắn ven bờ.

– Nghiên cứu thành lập Bản đồ địa chất tầng nông thềm lục địa Việt Nam và đánh giá khoáng sản liên quan tỷ lệ 1/1000000 (1995-1998). Đã xây dựng được thang địa tầng Pliocen-Đệ Tứ làm cơ sở cho các nghiên cứu về Địa chất môi trường, tiến hóa trầm tích và triển khoáng sản trong Pliocen – Đệ tứ như: sa khoáng, vật liệu xây dựng và khí hydrat (băng cháy).

Nghiên cứu cổ sinh vật học – địa tầng học và ứng dụng phục vụ phát triển du lịch

Nghiên cứu các nhóm hóa thạch chính như san hô vách đáy, răng nón, vỏ nón, tay cuộn, cá cổ, bào tử- phấn hoa, khuê tảo diatome,… góp phần phân chia địa tầng trầm tích và làm sáng tỏ cổ địa lý qua các giai đoạn lịch sử ở Việt Nam. Trên nền tảng kiến thức cổ sinh học được trang bị, có thể tham gia giải quyết nhiều vấn của thực tiễn liên quan đến di sản địa chất và phát triển du lịch. Chẳng hạn các thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, như Vịnh Hạ Long, Cao nguyên đá Đồng Văn, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đều cấu tạo từ đá vôi với các hang động nổi tiếng: Phong Nha, Thiên Đường, Sơn Đoòng v.v.., Các thắng cảnh này trở nên có giá trị hơn với sự có mặt nhiều điểm di sản cổ sinh – địa tầng với sự có mặt của san hô vách đáy, tay cuộn, răng nón,… đã trở thành các di sản địa chất có giá trị tiêu biểu ở Việt Nam.

Các hình ảnh chụp từ mẫu hóa thạch tay cuộn tuổi Devon sớm (L6.13) vùng Đồng Văn, Hà Giang do GS. Tạ Hòa Phương thu thập được sử dụng phổ biến trong các ấn phẩm giới thiệu về Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Mẫu hiện đang được lưu và trưng bày tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Địa chất môi trường biển và phát triển bền vững

Nghiên cứu lập bản đồ Địa chất môi trường biển và ven biển phục vụ phát triển bền vững đã được nghiên cứu tại Khoa Địa chất từ năm 1990 đến nay ở hầu hết các vùng biển Việt Nam. Các bản đồ Địa chất môi trường biển đã được thành lập ở các tỉ lệ khác nhau và bao phủ hầu hết các vùng ven biển và biển ven bờ (0-30 m nước), một số vùng biển đến độ sâu 100 m nước và các đảo xa bờ như Bạch Long Vỹ, Trường Sa. Các kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các bản đồ Địa chất môi trường, Địa chất tai biến và mức độ tổn thương có ý nghĩa ứng dụng cao trong quy hoạch không gian biển phục vụ: bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững kinh tế – xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng và an ninh.

Bản đồ mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường đới ven biển Việt Nam

Địa kỹ thuật và phát triển hạ tầng đô thị

a. Địa kỹ thuật và quy hoạch đô thị

Ở quy mô đô thị: Các nhà khoa học của khoa Địa chất phối hợp với các chuyên gia quy hoạch đã thực hiện hệ thống hóa và chuẩn hóa các tài liệu Địa kỹ thuật – môi trường đô thị trung tâm Hà Nội, một số đô thị ven biển (Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An) phục vụ điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung và điều chỉnh định hướng phát triển không gian xây dựng Thủ đô và các đô thị khác.

Đề xuất điều chỉnh định hướng phát triển không gian xây dựng đô thị trung tâm Hà Nội

Ở quy mô các khu đô thị: Các nhà khoa học đã kiến nghị các phương hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho khu vực đới động ven sông Hồng trong phạm vi Tp. Hà Nội trên cơ sở đánh giá điều kiện địa kỹ thuật môi trường khu vực nghiên cứu; đề xuất mô hình đô thị đại học phát triển bền vững (lấy ví dụ cho đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc) và điều chỉnh các nhiệm vụ quy hoạch chung khu đô thi ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo hướng phát triển bền vững.

b. Địa kỹ thuật và phát triển không gian ngầm đô thị

Các chuyên gia của Khoa Địa chất đã nghiên cứu và đánh giá cấu trúc nền địa chất đô thị, để định hướng quy hoạch, quản lý sử dụng và khai thác không gian ngầm đô thị Hà Nội. Các kết quả đã phục vụ tốt cho sự phát triển công trình ngầm của thủ đô.

c. Quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu thường trực Địa kỹ thuật – môi trường

Quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu thường trực Địa kỹ thuật – môi trường để đảm bảo cho hệ thống tương tác giữa “môi trường địa chất” với “cơ sở hạ tầng” hoạt động bền vững. Các chuyên gia của Khoa đã triển khai các đề tài xây dựng hệ thống quan trắc Địa kỹ thuật phục vụ đánh giá ổn định đê biển khu vực Hải Hậu, Nam Định; Địa kỹ thuật – môi trường đới động ven sông Hồng khu vực Hà Nội, tham gia biên soạn các hướng dẫn quan trắc Địa kỹ thuật – môi trường các khu chôn lấp chất thải sinh hoạt, các khu bơm hút nước ngầm công suất lớn.

Phân vùng cấu trúc nền Địa chất công trình phục vụ xây dựng công trình ngầm đô thị Hà Nội

Hệ thống quan trắc lắp đặt tại đê Hải Hậu, Nam Định trong dự án hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Ibaraki, Nhật BảnHệ thống quan trắc lắp đặt tại đê Hải Hậu, Nam Định trong dự án hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Ibaraki, Nhật Bản

Địa kỹ thuật và phòng chống tai biến địa chất

a. Dự báo nguy cơ và rủi ro tai biến phục vụ công tác giảm thiểu

Khoa Địa chất đã thực hiện thành công các dự án và đề tài quốc tế, nhà nước và các cấp khác nhau về đánh giá và dự báo rủi ro các tai biến trượt lở, lũ quyét – lũ bùn đá tại Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Nam; dự báo nguy cơ xói lở bờ biển Hải Phòng – Nam Định, sạt lở bờ sông Hồng khu vực Hà Nội, xâm nhập mặn ven biển ven biển Bắc Bộ; lập các bản đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương ở vùng ven biển, miền núi và đô thị. Các kết quả này là cơ sở quan trọng cho đề xuất các giải pháp giảm thiểu và quy hoạch sử dụng đất bền vững.

Bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở  xã Nấm Dẩn, Xín Mần, Hà Giang

Bản đồ phân vùng thiệt hại về người (a) và tài sản (b) do tai biến trượt lở xã Nấm Dẩn, Xín Mần, Hà Giang

Sử dụng công nghệ tiên tiến, chụp ảnh bằng máy bay UAV để mô phỏng thực tế các khối trượt tại Quảng Nam

b. Xây dựng các giải pháp công trình phòng chống tai biến

Các chuyên gia của Khoa Địa chất đã đề xuất các giải pháp công trình phòng chống tai biến trượt lở, đá đổ – đá lăn dọc Quốc lộ 6 từ Hòa Bình đi Sơn La, các giải pháp chống xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông.

Các giải pháp công trình chống tai biến trượt lở, đá đổ – đá lăn dọc Quốc lộ 6

Vật liệu xây dựng thân thiện môi trường và cải tạo đất đá

a. Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường

Trong dự án nghiên cứu mô hình đô thi đại học phát triển bền vững, các chuyên gia của Khoa đã đề xuất một số vật liệu xây dựng tự nhiên có mặt tại địa phương, thân thiện với môi trường, phát thải cácbon thấp cho dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc như: đá ong laterit, cuội sỏi,…

b. Cải tạo tính chất của đất đá, xử lý nền móng công trình

Các nghiên cứu của Khoa tập trung vào cải tạo tính chất của đất đá nứt nẻ cho ổn định các mái dốc đường giao thông, xử lý nền đất yếu cho các công trình cao tầng và công trình ngầm đô thị.

Địa môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

a. Nghiên cứu và xây dựng mô hình đô thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Mô hình đô thị ven biển Việt Nam có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đã được xây dựng góp phần phục vụ công tác quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu; lồng ghép những nội dung của mô hình vào chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, phát triển và thiết kế đô thị ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững; làm căn cứ cho tư vấn khảo sát, thiết kế các dự án đầu tư xây dựng đô thị ven biển bền vững và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu; mở rộng hợp tác với các tổ chức, mạng lưới trong và nước và quốc tế để nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu và thịnh vượng của đô thị.

Sơ đồ quy hoạch phát triển thành phố Đà Nẵng thích ứng với biến đổi khí hậu

b. Quy trình công nghệ giảm thiểu và thích ứng với địa tai biến liên quan đến môi trường và phát triển năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Các nhà khoa học của Khoa Địa chất và các đối tác trong nước và Na Uy đã xây dựng được quy trình và công nghệ đánh giá tác động, mức độ tổn thương của các tai biến  trượt lở, lũ lụt, xói lở bờ biển, sụt lún mặt đất và động đất ở khu vực thủy điện Cửa Đạt, thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Sơn La, hạ lưu thủy điện Hòa Bình, tỉnh Hà Giang, thị xã Bắc Kạn, thành phố Hà Nội và đới ven biển đồng bằng sông Hồng. Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng để đề xuất giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ địa tai biến và ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực các nhà máy thủy điện, các tỉnh miền núi và khu vực đô thị Hà Nội.

Hệ thống cảnh báo tức thời tai biến trượt lở cho khu vực miền núi

Bên cạnh các hướng nghiên cứu trên, các nhà khoa học của Khoa Địa chất còn nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ địa không gian trong đánh giá, dự báo biến động tài nguyên – môi trường và tác động của biến đổi khí hậu.

Ứng dụng công nghệ địa không gian trong giám sát và đánh giá chất lượng tài nguyên nước

Sử dụng bền vững tài nguyên

Lĩnh vực sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được thực hiện tại Khoa Địa chất nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng từng dạng tài nguyên (đất, nước, đất ngập nước, khoáng sản, năng lượng…) và xây dựng mô hình sử dụng bền vững tài nguyên  ở đới ven biển Việt Nam, khu vực miền núi phía Bắc,… Các kết quả nghiên cứu đã góp phần xây dựng các chính sách sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên và phát triển sinh kế bền vững cho người dân.

Địa sinh thái và công nghệ địa môi trường

a. Địa sinh thái trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Chu trình sinh địa hóa các nguyên tố (As, Pb, Zn, Cd,…) đã được các nhà khoa học của Khoa Địa chất phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju, Hàn Quốc (GIST) nghiên cứu tại một số vùng mỏ khoáng sản lớn của Việt Nam như mỏ chì kẽm Chợ Đồn (Bắc Kạn) và mỏ W-Bi-F-Cu-Au Núi Pháo (Thái Nguyên). Các kết quả này đã xác định được mức độ tích lũy các kim loại gây độc trong môi trường, cây trồng và các vấn đề sức khỏe liên quan, làm cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người dân.

b. Công nghệ địa môi trường xử lý ô nhiễm

Các nhà khoa học của Khoa Địa chất đã nghiên cứu, ứng dụng các nguyên liệu khoáng tự nhiên (đá ong, bentonit, đá vôi,…), bùn thải công nghiệp, thực vật (cây Sậy, cây Dương xỉ, cây Mộc tặc trãi, cây Năng kim,…) để xử lý ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu đã được triển khai thực tế tại khu vực chế biến khoáng sản (tỉnh Bắc Kạn). Bên cạnh đó, các nhà khoa học của Khoa còn phối hợp với các chuyên gia thuộc Viện Địa Khoa học và khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM), Công ty Kỹ thuật Wooyoung, Hàn Quốc nghiên cứu, và Đại học Công nghệ Sydney, Úc lắp đặt hệ thống xử lý nước ngầm bị ô nhiễm Asen tại Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội), Cự Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội) và Hoàng Tây (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Các nghiên cứu này có ý nghĩa ứng dụng cao trong xử lý ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe của cộng đồng.

Hệ pilot công nghệ địa môi trường xử lý ô nhiễm khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn, Bắc Kạn

VII. HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN

Sinh viên luôn là mối quan tâm hàng đầu và được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển trong suốt quá trình học tập tại ĐHQGHN. Sinh viên Khoa Địa chất luôn nhận được sự tư vấn đầy đủ không chỉ liên quan đến việc học tập mà còn các vấn đề liên quan khác như tài chính, sức khỏe, đời sống tinh thần, an toàn và an ninh, nhà ở, việc làm, hoạt động thể thao, hoạt động văn hóa, hoạt động xã hội…. Sự hỗ trợ đầy đủ này được thực hiện thông qua Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Phòng Chính trị Công tác Sinh viên, Trợ lý Công tác sinh viên, Giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn và Hội sinh viên.

Sinh viên Khoa Địa chất tham dự chiến dịch tình nguyện thường niên ”Mùa hè xanh”

Khoa Địa chất luôn tạo ra một môi trường thân thiện giữa thầy và trò. Hằng năm, Khoa thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến âm nhạc, thể thao, và các hoạt động văn hóa khác… Các cán bộ và sinh viên kết hợp thành các đội tham gia các hoạt động thể chất như đá bóng, ca nhạc… để phát triển thể chất và tâm lý. Các phong trào này thường được Liên Chi đoàn, Chi đoàn, Liên chi Hội sinh viên, Hội sinh viên, Công đoàn đứng ra phát động và tổ chức. Một số câu lạc bộ cũng được thành lập để sinh viên sinh hoạt ngoại khóa như Chào Tân sinh viên Hi Geology, GeoBus, GeoClub… và tổ chức các hoạt động ngoại khóa như Nhà Địa chất thông thái, Triển lãm mô hình địa chất. Các buổi sinh hoạt học thuật bằng tiếng Anh được tổ chức trong các hoạt động của GEOBUS Club, tổ chức mời trung tâm tiếng Anh REF trao đổi với sinh viên về việc học ngoại ngữ và định hướng cho sinh viên cách nâng cao năng lực ngoại ngữ. Sinh viên Khoa Địa luôn chất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đây là động lực khiến sinh viên thêm gắn bó với Khoa và học tập tốt hơn.

Giao lưu văn nghệ của các du học sinh Lào của khoa

Với những nỗ lực của Khoa Địa chất trong tìm kiếm các nguồn trao đổi sinh viên, trong các năm gần đây nhiều sinh viên ngành Địa chất đã tham gia “chương trình Seminar Hè thường niên của trường Đại học Ibaraki, Nhật Bản”, tham gia Diễn đàn về “Biến đổi khí hậu” tại Campuchia, “Trại hè tuổi trẻ và tài nguyên nước 2018 của trường Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan”. Ngoài ra, Khoa Địa chất đã hoàn thành việc đào tạo 01 sinh viên Myanmar tham gia học tập tại Khoa năm học 2017-2018 trong chương trình EUSHARE.

  Trao đổi sinh viên tại Ibaraki, Nhật Bản, 2017

 

 Sinh viên Địa chất được Khoa khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học với các thầy, cô trong và ngoài Khoa. Giảng viên luôn tạo điều kiện để sinh viên được tham gia các hoạt động khoa học cũng như viết bài báo khoa học. Nhiều nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học đoạt giải cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Một số sinh viên đã có công bố khoa học cùng các thầy cô từ năm thứ 3, thứ 4 khi đang làm nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên được Đại học Quốc gia Hà Nội trực tiếp hỗ trợ khi công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

Việc mời cựu sinh viên tham gia giảng dạy, seminar, định hướng nghề nghiệp được tiến hành định kỳ. Ngoài ra Khoa còn mời các chuyên gia, giáo sư đã về hưu nhưng vẫn tham gia hoạt động Khoa học và có đóng góp nhiều với cộng đồng về trao đổi học thuật và seminar Khoa học cho sinh viên và học viên cao học.

VIII. SINH VIÊN VÀ CỰU SINH VIÊN TIÊU BIỂU

IX. ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG 

Trong ý kiến đóng góp cho Nhà trường và Khoa Địa chất, các nhà tuyển dụng tập trung chủ yếu vào chương trình đào tạo trong đó việc tăng thêm các môn thực hành/ thực tế/ thực tập và các kỹ năng mềm. Các ý kiến đóng góp nêu đã được Khoa tiếp thu, liên tục cải tiến nội dung các học phần theo hướng tăng thêm các giờ thực hành/ thực tế/ thực tập để sinh viên Địa chất có nhiều kinh nghiệm hơn khi tìm việc làm.

Sinh viên Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên môn sâu. Sau khi ra trường đáp ứng tốt các yêu cầu công việc. Chúng tôi đã, đang và luôn sẵn sàng hợp tác cùng Khoa Địa chất trong việc đào tạo và tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường”. PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Trưởng Viện Địa chất-Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Ngọc học và đá quý là một lĩnh vực đang rất phát triển. Tại Viện của chúng tôi phần lớn cán bộ đều là các sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tôi rất hài lòng vì kiến thức và cách làm việc của họ. Trong tương lai chúng tôi dự kiến sẽ tuyển thêm nhiều nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Địa chất”. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khôi, Giám đốc Viện Ngọc học và Trang sức DOJI.

Sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có nền tảng kiến thức về địa chất rộng, kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ tốt, vì vậy nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là các dự án liên ngành và quốc tế”. TS. Vũ Văn Lợi, Giám đốc Trung tâm Địa kỹ thuật và Xử lý nền móng thuộc Công ty Tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng.

TS. Hoàng Hữu Hiệp, Phòng thăm dò và Khai thác dầu khí, Công ty Dầu khí Sông Hồng nhận định: “Chúng tôi tin tưởng và yên tâm khi giao việc cho sinh viên tốt nghiệp ngành Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên”.

 

Liên hệ Khoa Địa chất

Website: https://geology.hus.vnu.edu.vn/

Số điện thoại: 0243.8585097

Tin Liên Quan