CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ NGÀNH ĐỊA CHẤT HỌC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

NGÀNH: ĐỊA CHẤT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT HỌC       MÃ SỐ: 9440201.01

  1. Giới thiệu

1.1. Mục tiêu chung

  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ tiến sỹ trong lĩnh vực địa chất học, bao gồm địa chất cơ bản (Địa chất cấu trúc-kiến tạo, Cổ sinh địa tầng), và địa chất ứng dụng (Địa chất tai biến, Địa chất môi trường, Địa chất công trình – Địa chất thủy văn và Địa kỹ thuật, Quy hoạch phát triển vùng).
  • Góp phần xây dựng khung chương trình đào tạo từ bậc đại học đến tiến sĩ thành một hệ thống hoàn chỉnh liên thông, liên kết trong Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), ngang tầm và hội nhập được các trường đại học có uy tín trên thế giới.

2.1. Mục tiêu cụ thể

  • Nắm vững và làm chủ hệ thống kiến thức chuyên sâu, tích hợp, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực địa chất học.
  • Có năng lực phát hiện, xây dựng và phát triển các dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học trong nước vàc quốc tế, phát triển mạng lưới hợp tác trong lĩnh vực địa chất học.
  • Có hệ phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu chuyên sâu và hiện đại để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực địa chất học.
  • Có kỹ năng thuyết trình, diễn giải dễ hiểu, kỹ năng viết và trình bày khoa học hấp dẫn các vấn đề thuộc lĩnh vực địa chất học.
  • Có tư duy phản biện, kết nối các vấn đề làm sáng tỏ các quan điểm khoa học.
  • Có năng lực giảng dạy đại học, sau đại học theo hướng phát huy sự sáng tạo, chủ động của người học.
  • Có năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực tự chủ lập, quyết định, tổ chức, lãnh đạo, thực hiện kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch làm việc phát hiện, giải quyết vấn đề. Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể về lĩnh vực địa chất học cơ bản và địa chất ứng dụng.
  • Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; Có kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh) để giao tiếp, trao đổi học thuật ở mức độ trôi chảy, thành thạo; kỹ năng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao tri thức khoa học.
  1. Chuẩn đầu ra

2.1. Yêu cầu về chất lượng luận án:

Chất lượng luận án thể hiện qua việc phát hiện và giải quyết những vấn đề mới, đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn, đã công bố tối thiểu (trong thời gian làm nghiên cứu sinh) 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN; hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.

2.2.  Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

  • Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành Địa chất học. Có khả năng tiếp cận và vận dụng các phương pháp hiện đại để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về địa chất học.
  • Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo, làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường.
  • Có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh.

2.3. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu

– Có năng lực tư duy phản biện và tư duy hệ thống để đánh giá các thông tin và dữ liệu liên quan đến Địa chất học.

– Có năng lực quản lý các đề tài/dự án/chương trình nghiên cứu khoa học và có khả năng xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học đạt trình độ quốc tế.

2.4. Yêu cầu về kỹ năng

  • Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực Địa chất cơ bản và Địa chất ứng dụng.
  • Có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế.
  • Có các kỹ năng tư duy và thực hành phù hợp với yêu cầu của phát triển chuyên ngành thạch học khoáng vật và địa hóa học hiện đại, các kỹ năng vận hành và sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong phòng và ngoài hiện trường; các kỹ năng phân tích và xử lý số liệu phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực Địa chất cơ bản và Địa chất ứng dụng.
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng phối hợp trong xây dựng, nghiên cứu và thực hiện đề tài/dự án; Tạo sự liên kết trong tổ chức nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu, phân tích và phát triển ý tưởng nghiên cứu.
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để cập nhật các vấn đề quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu, trao đổi hợp tác với các đối tác nước ngoài, và công bố các kết quả trên tạp chí chuyên ngành quốc tế.
  • Kỹ năng về tin học văn phòng: Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng nâng cao; Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu Địa chất học; Ứng dụng một số chức năng cơ bản của các phần mềm đồ họa.
  • Kỹ năng trình bày: Vận dụng khả năng tư duy phản biện và hệ thống trình bày các vấn đề nghiên cứu một cách logic và rõ ràng trong báo cáo và bài báo; Có kỹ năng thuyết trình truyền đạt thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu trong các hội thảo khoa học.
  • Kỹ năng quản lí và lãnh đạo: Có khả năng xây dựng chiến lược trong nghiên cứu; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện trong nghiên cứu; Ra quyết định trong các tình huống thực tế.

2.5. Mức tự chủ và chịu trách nhiệm

Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

  1. Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp

Tiến sĩ chuyên ngành Địa chất học có thể đảm nhận các vị trí công tác sau tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước liên quan địa chất học, quản lý tài nguyên và môi trường địa chất:

  • Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến các lĩnh vực địa chất cơ bản và địa chất ứng dụng tại các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ liên quan đến địa chất học;
  • Làm công tác tham mưu, tư vấn cho các đề tài/dự án liên quan đến lĩnh vực địa chất cơ bản và ứng dụng, quản lý tài nguyên và môi trường;
  • Làm công tác thẩm định, đánh giá, phản biện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu liên quan đến Địa chất cơ bản và ứng dụng;
  • Làm công tác quản lí, lãnh đạo ở các cơ quan, các viện nghiên cứu, các công ty liên doanh trong và ngoài nước liên quan đến Địa chất học.
  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
  • Đáp ứng được các yêu cầu về thi tuyển của đào tạo sau Tiến sĩ của các đơn vị đào tạo trong nước và trên thế giới.
  • Có năng lực nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực đến Địa chất, có khả năng tiếp cận các công nghệ và phương pháp mới, kiến thức mới bổ trợ cho lĩnh vực đang nghiên cứu
  • Có đủ trình độ ngoại ngữ để theo học, trao đổi và hợp tác với các đối tác nước ngoài để nâng cao trình độ nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm khoa học.

PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

  • Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ:

        Người học phải hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ và các nội dung của chương trình đào tạo tiến sĩ.

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 136 tín chỉ, trong đó:

– Phần 1: Các học phần bổ sung:                                                     39 tín chỉ

+ Khối kiến thức chung (bắt buộc):          3 tín chỉ

+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 tín chỉ

  • Bắt buộc: 15 tín chỉ
  • Tự chọn: 21 tín chỉ

– Phần 2: Các học phần, chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan:       17 tín chỉ

+ Các học phần NCS:                              9 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 3/6 tín chỉ

+ Các chuyên NCS:                                6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan:                            2 tín chỉ

– Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 5: Luận án tiến sĩ:                                                               80 tín chỉ

  • Đối với NCS có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần:

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 115 tín chỉ, trong đó:

– Phần 1: Các học phần bổ sung:                                                     18 tín chỉ

  • Bắt buộc: 12 tín chỉ
  • Tự chọn: 6 tín chỉ

– Phần 2: Các học phần, chuyên đề NCS và tiểu luận tổng quan:       17 tín chỉ

+ Các học phần NCS:                              9 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 3/6 tín chỉ

+ Các chuyên đề NCS:                            6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan:                            2 tín chỉ

– Phần 3: Nghiên cứu khoa học (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 4: Tham gia sinh hoạt chuyên môn, công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo (là yêu cầu bắt buộc với nghiên cứu sinh nhưng không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo).

– Phần 5: Luận án tiến sĩ:                                                               80 tín chỉ

 

 

Tin Liên Quan